Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ HỌ TRẦN

Căn cứ vào đôi câu đối do Trần Hữu Vinh - Thập Lý Hầu viết vào khoảng những năm 1820-1840: " Đông A duyên phả hệ, vạn đại vân nhưng"; "Nam hướng sủng môn đình, ức niềm hương hỏa". Thì Họ Trần ở làng Hoàng Xá có thể có cùng thời với Triều Trần 1225-1250.
Trần Thủ Độ - người khởi dựng sự nghiệp nhà Trần sinh năm 1194 ở làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình. Vậy thì, Trần tộc ở Lưu Xá và Trần tộc ở Hoàng Xá có gì liên hệ với nhau? Đây là câu hỏi của nhiều thế hệ Trần tộc làng Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Hy vọng trong tương lai gần, con cháu Trần tộc làng Hoàng Xá sẽ trả lời được câu hỏi đã trăn trở qua nhiều thế hệ.

Theo tộc phả, n
gười họ Trần đầu tiên đến lập ấp tại Trang Hoa Đình (Thôn Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội hiện nay) Cụ Thuỷ tổ Trần Phúc Nhân (sinh năm 1670), thuộc năm 1735 đời Vĩnh Hựu nhà Lê. Khi đó cụ đã 65 tuổi có một con trai và hai cháu nội.

C
ụ Thứ tổ Trần Phúc Lương – con trai cụ Trần Phúc Nhân sinh năm 1688, mất ngày 13/8. Ngày Cụ mất - 13/8 được coi là ngày giỗ tổ họ.

Cụ Trần Phúc Lương sinh được hai con trai là cụ Trần Phúc Thịnh (năm 1705) và cụ Trần Phúc Độ (năm 1707).
Đến đời thứ ba, họ Trần được phân làm hai chi: Chi GÍAP và Chi ẤT.
 
























Chi Giáp (Trần Trên) thờ cụ Trần Phúc Thịnh (ngày giỗ: 25/7), là con trai trưởng của cụ Thứ tổ Trần Phúc Lương, thờ tại nhà thờ họ.

Dòng trưởng chi Giáp cũng là trưởng họ Trần đời 13 là cụ Trần Quang Sắc, cụ Sắc có con trai là Trần Quang Khải là liệt sĩ chống Mỹ. Sau khi Cụ Sắc qua đời, ông Trần Quang Điển con trai trưởng của cụ Trần Quang Tố (con thứ) làm trưởng Chi.
Nhà thờ Họ Trần hiện nay tạm thời tại nhà ông Trần Quang Điển. Con cháu chi Giáp thường có tên đệm là Quang.
    
Chi Ất (Trần dưới) thờ cụ Trần Phúc Độ (ngày giỗ 08/3). Cụ Trần Phúc Độ là con trai thứ của cụ Thứ tổ Trần Phúc Lương.
Trưởng Chi Ất đời thứ 14 là Ông Trần Hữu Dụng. Khi ông Dụng mất, con trai cả là Trần Hữu Du (đời 15) hiện nay đang là trưởng Chi.
Chi Tiểu Ất có nhà thờ tại làng Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng Hòa , Hà Nội(cùng địa chỉ với nhà ông Trần Hữu Dụng). Con cháu chi Tiểu Ất thường có tên đệm là Hữu.
    
Chi Ất được phân làm hai ngành: ngành Trưởng Ất và ngành Tiểu Ất.
Ngành Tiểu Ất lại được phân làm ba ngành nhỏ:
- Ngành trưởng Phúc Chính - ÔN CHẤT (con trưởng cụ Phúc Chính) do Trần Hữu Tiến  (đời 15) con trưởng ông Trần Hữu Tân thờ tại số nhà  ..  phố ..., quận... Hà Nội.
- Ngành thứ Phúc Chính - ÔN TỪ (con thứ cụ Phúc Chính) do Cụ Trần Hữu Hợp (đời 13) thờ tại nhà cụ Trần Hữu Hợp tại làng Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội.
- Ngành ĐỨC NGHIỆP (con thứ cụ Phúc Ân) do ông Trần Hữu Kiểm (đời 14) con trưởng của cụ Trần Hữu Cần thờ tại số nhà  ..  phố Châu Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổng số thành viên họ Trần tính theo suất đinh tới tháng 6 năm 2011 là 654 người. Trong đó Chi Giáp 123 thành viên, chi Ất 529 thành viên.
Số lượng thành viên họ Trần tăng nhanh qua từng đời. Hiện nay đời thứ 15 có số thành viên cao nhất là 186, tiếp theo là đời thứ 14 có 162 thành viên. Số lượng thành viên từng đời như sau: 
ĐỜI THỨ NHẤT : Cụ thuỷ tổ Trần Phúc Nhân
 
ĐỜI THỨ HAI: Cụ thứ tổ Trần Phúc Lương
 
ĐỜI THỨ BA:
Đời thứ ba có hai cụ được phân làm hai chi:
CHI GIÁP : Cụ Trần Phúc Thịnh ngày giỗ: 25/7.
CHI ẤT  Cụ Trần Phúc Độ ngày giỗ: 09/3.
 
ĐỜI THỨ TƯ
Đời thứ tư có hai cụ.
Chi Giáp: Cụ Trần Quang Sáu.
Chi Ất: Cụ Trần Phúc Chân
 
ĐỜI THỨ NĂM
Đời thứ năm có ba Cụ.
Chi Giáp có một cụ: Trần Quang Chế
Chi Ất có hai cụ được phân làm hai ngành:
- Ngành Trưởng Ất: Cụ Trần Thuần Chất
- Ngành Tiểu Ất: Cụ Trần Phúc Ân, ngày giỗ: 10/7
 
ĐỜI THỨ SÁU
Đời thứ sáu có bốn cụ.
Chi Giáp có một cụ: Trần Quang Vi
Chi Ất có ba cụ: Trần Hữu Huệ, Trần Phúc Chính, Trần Đức Nghiệp.
 
ĐỜI THỨ BẢY
Đời thứ bảy có  bảy cụ
Chi Giáp có một cụ: Trần Quang Chiêu
Chi Ất có sáu cụ:
Tr
ần Hữu Luận, Trần Ôn Chất , Trần Ôn Từ, Trần Hữu Vĩnh, Trần Hữu Diệp, Trần Hữu Trực.
Chi Tiểu Ất đư ợc phân làm ba Ngành: Ngành Ôn Chất, Ngành Ôn Từ, Ngành Đức Nghiệp.
 
ĐỜI THTÁM
Đời thứ tám có 15 cụ.
Chi Giáp có một cụ: Trần Quang Giám
Chi Ất có mư ời bốn cụ: Trần Hữu Thể, Trần Hữu Doanh, Trần Hữu Ái, Trần Hữu Hạnh, Trần Hữu Diễn, Trần Hữu Tiễn,Trần Hữu Tộ,Trần Hữu Trường, Trần Hữu Niên, Trần Hữu Thọ, Trần Hữu Hoàn, Trần Hữu Chúc và hai cụ khuyết danh.
 
ĐỜI THCHÍN
Đời thchín có 21 cụ.
Chi Giáp có 6 Cụ. Chi Ất có 15 cụ.
 
ĐỜI THỜI
Đ ời th ời có 20 cụ.
Chi Giáp có 3 cụ.
Chi Ất có 17 cụ
 
ĐỜI THỜI MỘT
Đời thứ mười một có 27 cụ.
Chi Giáp có 4 cụ.
Chi Ất có 23 cụ
 
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đời thứ mười hai có 44 cụ.
Chi Giáp có 8 cụ.
Chi Ất có 36 cụ
 
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đời thứ mười ba có 72 cụ.
Chi Giáp có 17 cụ.
Chi Ất có 55 cụ
 
Đ ỜI TH Ứ MƯ ỜI B ỐN
Đời thứ mười b ốn có 162 ô ng bà .
Chi Giáp có 37 ông bà .
Chi Ất có 125 ông bà
 
Đ ỜI TH Ứ MƯ ỜI NĂM
Đời thứ mười năm có 185  thành viên.
Chi Giáp có 24 thành viên.
Chi Ất có 161 thành viên.
 
ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU
Đời thứ mười sáu có 71 thành viên .
Chi Giáp có 9 thành viên.
Chi Ất có 62 thành viên.
 
ĐỜI THỨ MƯỜI BẨY
Đời thứ mười bảy có 17 thành viên.
Chi Giáp có  8 thành viên.
Chi Ất có  9 thành viên. 

Nguồn : Trần Hữu Thành 

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

CHỢ ĐÌNH


Từ hồi UBND huyện Ứng Hòa về đóng ở làng, chợ thôn Hoàng Xá dường như bị biến mất. Người ta xây dựng chợ mới ở một khu đất cách ngã tư Thị trấn Vân Đình khoảng 200 m trên con đường hướng ra sông Đào. Người dân có nhu cầu mua bán đều bị dồn vào chợ đó. Chợ có quy hoạch hẳn hoi nhưng hàng quán thưa thớt, người đi chợ dạt ngay trên con đường dẫn vào chợ.

                     ( Chợ tiến dần về cổng UBND huyện )
Nền kinh tế thị trường bắt đầu thâm nhập vào Việt nam, như một quy luật tất yếu chợ thôn Hoàng xá chầm chậm hình thành trở lại. Bắt đầu chợ chỉ họp vào buổi chiều trên đoạn đường từ cổng chùa Chè ra tới đường 21b, rồi chợ tồn tại cả ngày phục vụ cho nhu cầu bán mua của người trong thôn và những làng lân cận…
Thời gian gần đây cùng với sự sầm uất của hàng hóa, chợ thôn Hoàng Xá họp nhích dần lên theo hướng Đình, tiên phong luôn là các hàng bán ngô mới bẻ. châm chạp nhất vẫn là hàng cá hàng tôm. Cho đến hôm nay chợ đã cận kề cổng UBND Huyện, chắc chắn chợ không vượt được ngưỡng này và còn rất xa mới tới Đình Hoàng Xá.





Chắc chắn mãi mãi không thể tìm lại được cái hình hài gốc của Chợ Đình ngày xa xưa,  cái chợ của thôn mang một phần tên gốc “ Trang Hoa Đình” , họp xung quanh một ngôi đình làng nổi tiếng.
Thời còn tỉnh Hà Đông, chợ Đình chỉ nhỏ hơn chợ Đơ của Thị xã Hà Đông. Chợ họp một tháng 18 phiên.
Ngày 1 ngày 6 chuyên bán nông sản. ( 1,6,11,16,21,26)
Chợ còn có tên riêng là chợ gạo, chợ họp kéo dài từ cổng UBND huyện bây giờ qua cổng chùa Chè đến cống thông từ ao Đình xang ao Chùa nên còn một tên rất bình dị - chợ Cống.
Ngày phiên, thóc, gạo, ngô, khoai… đậu lạc từ khắp nơi kìn kìn chở về…tấp nập mua bán,  đóng gói rồi lại ùn ùn đưa lên xe ô tô, xe bagac chở ngược chở suôi. 

                                  ( Nơi họp chợ Trâu xưa)

Ngày 2 ngày 7 chuyên bán trâu bò . ( 2,7,12,17,22,27). Chợ họp ở khu vực đài truyền thanh huyện bây giờ. Trâu bò khắp nơi đưa về buộc xung quanh gốc bàng, gốc sấu. Những ông lái lượn quanh chợ, ngắm nghía, sờ nắn, trả giá nói oang oang.
Người có nhu cầu chọn trâu cầy ruộng tỉ mẩn tìm cho được con trâu hội tụ đủ nết. “ Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn” hay nhưng con “ Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu
Sau khi chọn được con trâu, bò ưng ý các ông chủ luôn tự thưởng cho mình bữa RTC( Rượu thịt chó) cũng chính vì vậy chợ trâu luôn ồn ào.
Ngày 3 ngày 8 ( 3,8,13,18,23,28) là phiên chợ chính. Trừ trâu bò, mọi thứ hàng hóa đều có, mỗi chủng loại được bán ở nơi quy định, trật tự, ngăn nắp trong cầu chợ. Cầu chợ, chín mười gian hàng đơn, hàng đôi toàn lợp ngói chạy san sát. Các hàng hóa không có cầu chợ thì dựa thềm đình, cổng tam quan hay nhà dân kế chợ.
Chợ đông đúc, tấp nập kẻ bán người mua.
Trừ phiên tết, chợ thường họp từ sáng tới ngang chiều
Người bán cũng như người mua luôn có ý thức giữ gìn môi trường, không ai nỡ sả rác bừa bãi. Sau buổi chợ, đội ngũ quyét dọn vào việc, đường làng lại sạch bong để đón phiên mới.
Làng còn giành riêng một bãi hoang bên kia đường cái quan (21b) để mai táng những kẻ ăn mày ăn xin xấu số, gọi là bãi mả chợ (Nay thuộc sân vận động huyện)

Chợ Đình làng Hoàng Xá xa xưa là vậy đáng tự hào lắm chứ? Thế hệ người già Hoàng Xá hiện nay vẫn còn được chứng kiến những cây bàng cổ thụ buộc trâu thủa nào, chứng kiến sự phát triển của xã hội, nhưng mỗi khi nhớ lại ngôi đình làng một thời sừng sững giữa khoảng không gian riêng, nay bị quây kín bởi những bức tường sao không khỏi chạnh lòng.

Nguồn : Có sử dụng tư liệu của nhà giáo Đặng Đình Thiêm

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

DÒNG HỌ ĐẶNG VIẾT

  ( Nhà thờ họ Đặng Viết)
 
Dòng họ Đặng Viết có ở làng Hoàng Xá từ rất lâu rồi. Theo cổ nhân ghi lại thì năm 1694 ( Năm làm đình Hoàng Xá)  làng Hoàng xá có 11 cửa họ trong đó có họ Đặng Viết.
Tại Đình Hoàng Xá trên câu đầu phía đông bắc gian giữa khắc tên những người trong ban kiến thiết đình có tên Đặng Viết Tuyển.
Cũng tại đình Hoàng Xá còn bản khắc trên cột ghi danh những người cúng tiến, trong đó có nhiều người dòng họ Đặng Viết
- Đặng Viết Vinh
- Đặng Viết Đẩu
- Đặng Viết Cương
- Đặng Viết Hán
- Đặng Viết Đãi
- Đặng Viết Phác
- Đặng Viết Thừa





 
Bình quân sau 25 năm có một thế hệ thì dòng họ Đặng Viết tại Hoàng Xá phải trải qua ít nhất là 17 đời.
Nhà thờ dòng họ Đặng Viết xây dựng năm 1935, đó là một ngôi nhà Việt nam truyền thống, tiếc thay đã bị giặc Pháp đốt cháy vào ngày 18 tháng 8 năm Mậu Tí  trong trận càn Vân Đình năm 1948. Sự tổn thất lớn nhất với dòng họ Đặng Viết là toàn bộ Tộc phả đã bị thiêu rụi.

Nhà thờ Đặng Viết được chuyển thờ cúng tại nhà ông trưởng họ.




 
Cho đến năm 1992 họ Đặng viết đã chung tay xây dựng một nhà thờ mới trong đó có sự đóng góp đáng kể của một người con gái họ là Đặng Thị Long hiện đang sinh sống ở Mỹ.
Tộc phả Đặng Viết được ông Đặng Viết Cự khởi xướng và thực hiện như một mốc son của dòng họ Đặng Viết mong muốn cho con cháu hiểu biết và tự hào về dòng họ của mình


 ( Ông trưởng họ : Đặng Viết Côn )






Nguồn : - BS từ cuốn gia phả họ Đặng Viết
              - Ảnh và sơ đồ do Đ. Đ. Biên thực hiện

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

VĂN CHỈ - NGÀY XƯA


Cụ Nguyễn Phúc Tăng ( 1934-2002) có để lại một bản sao chép BIA HIẾN ĐIỀN * . Bia được khắc vào tháng 5 năm Ất Tỵ niên hiệu Thiệu Trị thứ V ( 1845). Bia ghi rõ ràng các địa phương, tập thể và các cá nhân trong toàn phủ cúng tiens được 43 mẫu một sào 4 thước năm tấc. Bia cũng ghi rõ cấp cho người giữ từ 2 mẫu 12 thước, trả công người làm bia 1 sào 12 thước đất.
Trong “ Văn chỉ tự điền bi ký, chi tiến tự điền bi ký”  nói rõ: ” Miếu hóa lưu cập hạ phủ trú các hữu văn chỉ sùng tự” có nghĩa là “ Miếu đường xưa lưu truyền đến phủ ta đóng và mọi người có văn chỉ để cúng tế”. Điều này khẳng định văn chỉ có từ trước năm 1845 và đây cũng là một trung tâm văn hóa của phủ Ứng Thiên xa xưa.


( Bên phải là trường chuyên Nguyễn Thượng Hiền,
nằm trên một phần đất Văn Chỉ xưa)

( Bên trái là sân vận động của trường chuyên,
nằm trên một phần đất Văn Chỉ xưa)
Những năm đầu thập kỷ 60, văn chỉ vẫn còn hình hài cũ. Toàn bộ khuôn viên khoảng 1000m2 hình chữ nhật vuông vức, xung quanh có tường bao ghép gạch hoa.
Cửa chính ở phía nam dựng theo lối nghi môn truyền thống có bốn trụ biểu vuông trên có lồng đèn, hai cột chính có đôi nghe chầu nhau, hai cột con có hoa lá uốn ngược “ Hóa long” cách điệu.
Nét đặc biệt là cửa có 5 bậc lên, và 5 bậc xuống, ở giữa dựng bia đá lớn ghi danh các bậc khoa bảng. Hai bên cũng dựng bia ghi danh người góp công xây dựng văn chỉ.
Lối ra vào bằng cổng phụ mái cong hình thuyền thường đóng cửa.
Toàn bộ khu vực của chính “ Nghi môn”  chỉ tôn vẻ uy nghi của công trình.

Qua hai cổng là hai lối ra vào lát gạch qua sân cỏ rộng thẳng tới hồi tả hữu mạc. Giữa sân có bể xây, thành thấp, hình chữ nhật.
Tả hữu mạc là hai căn nhà ba gian đối diện nhau qua sân gạch rộng khoảng 72m2. Sát vách tả hữu là những bảng sơn son ghi chữ vàng. Tả hữu mạc cũng là nơi chuẩn bị cho việc té lễ.
Trước sân gạch nhìn thảng nghi môn là đại bái năm gian xây thông thoáng hai mặt, đầu hồi bít đốc, phía trên có dựng đấu vuông. Mái đại bái phẳng, nóc thẳng đắp vuông chạy suốt không trang trí, cuối bờ rải mái trước và sau đắp lá bảng hai bậc tạo những góc vuông thẳng đứng.
Ở gian giữa xây một sập vuông, luôn trải chiếu hoa. Phía sau sập là hương án gỗ sơn son thiếp vàng, phía trên đặt bát hương bằng đá hình vuông.
Bốn gian còn lại lát gạch bát trống trơn.
Đại bái là nơi dùng để thi hương, thi hội và là nơi các bậc danh nho truyền dậy.

Cách một sân gạch nhỏ sau bái đường là hậu cung. Hậu cung gồm ba gian, tường hậu bịt kín. Ứng với 3 gian bên trong là ba ban bệ thờ, ba bát hương sứ vuông, các bát đều đặt giữa hai cây đèn gỗ sơn màu gụ. Bệ thờ giữa có bài vị Khổng Tử. Hai bệ bên thờ bài vị các vị  hiền triets của trung Hoa và Việt Nam. Cả ba gian đều được che mành hoa vẽ rồng vẽ phượng.
Trước mặt hậu cung có xây bệ cao ngoài trời dùng để đặt các đồ cúng lễ Khổng Tử theo lệ nho giáo.

Văn chỉ của Phủ Ứng Hòa xưa được xem như phiên bản của “ Quốc Tử Giám” được xây dựng trên đất làng Hoàng Xá. Cùng với Đình, Chùa, Quán, Văn chỉ đã từng là niềm tự hào của người Hoàng Xá.....
Tiếc thay từ năm 1964 do nhu cầu quân sự ( Bộ đội pháo bảo vệ cầu Thanh Ấm) đã dùng nơi đây làm trận địa. Công trình ( Đã xuống cấp) bị dỡ bỏ. Bia khoa bảng nghe nói được kê làm cầu rửa ở ao Quán. Bia hiến điền đâu như làm bàn uống nước trong vườn cây các cụ, nay vẫn còn ở trụ sở HTX nông nghiệp chữ mòn gần hết ….
Một phần khu đất này sau đó được người ta xây dựng trường đảng rồi thành trường chuyên “ Nguyễn Thượng Hiền ” âu cũng còn chút ý nghĩa.

Chép lại di tích Văn Chỉ của ngày xưa với niềm tự hào về Hoa Đình xưa và Hoàng Xá nay luôn là trung tâm văn hóa của Phủ Ứng Hòa vậy.


Nguồn : Biên tập từ cuốn “ Địa chí văn hóa Hoàng Xá “ 
của Nhà giáo Đặng Đình Thiêm
            


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

GIỚI THIỆU VỀ DÒNG HỌ ĐẶNG ĐÌNH

Dòng họ Đặng Đình ở Hoàng Xá bắt đầu từ cụ Đặng Tính Thiện thời Lê -Trịnh. Nguồn gốc cụ Thiện vẫn còn là điều day dứt nhiều thế hệ.
Năm 1976 cụ Đặng Đình Ngọ gửi ra Hà Nội công trình nghiên cứu do trợ bút Nam phong tạp chí Đặng Văn Phái hiệu đính năm 1936 thì việc xuất thân họ Đặng Đình đã dần sáng tỏ.Điều khẳng định dòng họ Đặng Đình có nguồn gốc từ họ Đặng Chúc Sơn do kết hợp các yếu tố lịch sử, văn hóa cũng như tính di truyền học.
Theo sơ đồ phát triển của dòng họ thì dòng họ Đặng Đình tại Hoàng Xá đã bước sang đời thứ 13. Ông trưởng họ Đặng Đình hiện nay là ông Đặng Đình Thuật ( Đời thứ 11).




Đời thứ I dòng họ Đặng Đình là Cao tổ Đặng Tính Thiện
Cụ là con trai thứ 13 của Khâm quận công Đặng Thế Khánh thuộc đời thứ VII dòng họ Đặng Chúc Sơn.
Tuy không có học vị nhưng cụ được cử làm Văn hội trưởng thôn Hoa Đình Trang ( Hoàng xá nay)
Khi con trai cụ đỗ Tiến sĩ cụ được phong tước theo công luật thời Lê- Trịnh
Cụ Bà là gái trưởng họ Đỗ, huệ diệu là Từ Tâm phu nhân . Cụ có một con trai duy nhất là Đặng Tuấn Dị
Cụ mất ngày 27/10 mộ hợp táng với cụ bà tại xóm Soi (xóm Mới) thôn Bùng Xá, Mỹ Đức. Mộ xây bao hình chữ nhật 3,5X2,5m giữa xây vòng tròn đặt tấm xi măng ghi : Mộ tổ họ Đặng Đình ( Cụ ông + Cụ bà) 1594- 1656

Đời thứ II – Khởi tổ Đặng Tuấn Dị
Là người hiếu học, hay chữ là một trong “Nam bang tứ kiệt” thời đó. Sau 7 khoa thi hương không đỗ ( có sách ghi 9 khoa) nên không được thi Hội, thi Đình.
Năm 1690 cụ xin đặc cách đi thi Hội thì đỗ tiến sĩ (1). Tại bia văn chỉ hàng huyện tên cụ khắc đầu.
Sau khi cha mất cụ thay cha làm Văn hội trưởng. Cụ là người dân làng cử làm đại diện điều hành việc xây dựng đình Hoàng Xá ( 1694)
Duệ hiệu cũ ghi : “ Lê triều tiến sĩ Mậu Lâm Lang Thái Nguyên đẳng sứ Tán trị Thừa chánh sứ ty, hữu tham nghị tu thận, thiếu doãn, Trung liệt đại phu Đặng tướng công húy Dị- Tự Hoa Trạch Thụy Đôn Tĩnh thần vị”
Tước vị cao nhất của cụ là tước Hầu hàng Đại phu.
Cụ mất ngày 27/3 ở Thái Nguyên. Sau cải cát mang vè xứ Ao Vối, Thanh Ấm.
Năm 1957 do nhà nước xây trường học, mộ cụ chuyenr vè Quán Tiên.
Năm 1972 họ Đặng tu bổ mộ đúc vòng xi măng chụp cố định trên vòng ghi : ‘ Lê Chính Hòa tam giáp tiến sĩ Đặng tướng công chi mộ”
Cụ có 3 bà vợ.
- Từ Thục phu nhân họ Phùng( 19/1);
- Từ Chính phu nhân họ Triệu (15/5);
- Thứ thiếp họ Trần (7/8)
Cụ có 4 người con trai là Đặng Viết Trực, Đặng Viết Trung ; Đặng Hữu Dung và  Đặng Tuấn nghệ , họ đứng đầu 4 chi.
Chi Giáp – Không có con nối dõi
Chi Ất – Truyền 4 đời thì hết
Chi Bính – Truyền đến đời nay
Chi Đinh – Truyền 5 đời thì hết
Sự việc này hợp với truyền ngôn “ Họ ta có thời chỉ còn 15 xuất đinh, các cụ ta phải đổi thành họ Đặng Đình mới phát triển  đươc.”

***
Như nói trên Chi Giáp không có con nối dõi, Chi Ất sau 4 đời cũng không có người nối dõi nên từ đời thứ 7 theo tộc phả trưởng họ Đặng Đình là con trưởng của chi Bính. Trải qua nhiều đời con  cháu thế hệ sau này đều chung cội nguồn từ chi Bính dòng họ Đặng Đình, do vậy để có sự liên tục từ đời I – XI viẹc đề cập các chi Giáp và Ất để lại sau.

Đời thứ III – Cụ Đặng Hữu Dung
Cụ là con trai thứ 3 của cụ Đặng Tuấn Dị ngày giỗ (10/1). Cụ bà là con thứ 2 họ Phùng , hiệu Từ Hoan ngày giỗ (21/8).
Hai cụ có 4 con trai là : Đặng Tuấn Tạo; Đặng Đình Luân; Đặng Đình Khuê; Đặng Tuấn Hiệu

Đời thứ IV – Cụ Đặng Tuấn Hiệu
Cụ là con trai thứ 4 của cụ Đặng Hữu Dung ngày giỗ ( 4/7). Cụ bà là con thứ 4 họ Hoàng , hiệu Từ Dục ngày giỗ (23/6).
Hai cụ sinh được 2 con trai là : Đặng Đình Lộc ;
Đặng Đình Tường. phân làm 2 chi như ngày nay.

Đời thứ V – Cụ Đặng Đình Lộc ( 1764 - 1817)
Cụ là con trai trưởng của cụ Đặng Tuấn Hiệu ngày giỗ ( 26/7). Cụ hiền hậu khi mất duệ hiệu là “ Thuần nhu thần vị”, mộ cụ ở bãi con rùa làng Đình Tràng.
Cụ bà họ Phạm , hiệu Từ Thục ngày giỗ (24/4).
Hai cụ sinh được 2 con trai là : Đặng Đình Tàm ;
Đặng Đình Ty.

Đời thứ VI – Cụ Đặng Đình Tàm
Cụ là con trai trưởng của cụ Đặng Đình Lộc. Tên tự là Đình Lục. mất ngày ( 21/5).
- Cụ chinh thất là Cao Thị Sởi ( Bào Cẩm ). Cụ sinh được một ông con trai là Đặng Đình Tàm. Cụ mất ngày (24/10).
- Cụ thứ thất Cao Thị Tường ( Từ Chân). Cụ sinh được một bà con gái ( Bang già). Cụ mất ngày (18/12).
- Cụ thứ thất Đặng Thị Xuyến ( Từ Ân). Cụ sinh được một người con trai là Đặng Đình Lộc. Cụ mất ngày (27/9).

Đời thứ VII  – Cụ Đặng Đình Quyền ( 1824 - 1881)
Cụ là con trai trưởng của cụ Đặng Đình Tàm.
Sau khi cụ Đặng Đình Điểm – người cuối cùng Chi Ất mất,  việc thờ cúng tổ tiên chuyển giao cho cụ Đặng Đình Quyền. 
Năm 1872  cụ Quyền bỏ tiền nhà làm 5 gian nhà ngói để thờ họ. (2)
- Cụ chinh thất là Nguyễn Thị Nhớn nhiều tuổi hơn cụ ông. Cụ sinh được một bà  là Đặng Thị Quang lấy ông Đỗ Đặng Đoài. Cụ mất ngày (2/1), tên thụy là Sảo Thuyết.
- Cụ thứ thất Trần Thị Hưởng . Cụ sinh được 3 giai (Đặng Đình Hành;  Đặng Đình Kỷ;  Đặng Đình Nhỡ) và 3 gái. Cụ mất ngày (18/3) huệ diệu Trinh Nhất.
- Cụ thứ thất Nguyễn Thị Ngót ( 1838-1907). Cụ sinh được 2 trai (Đặng Đình Nghi;  Đặng Đình Sai) và 1 gái. Cụ mất ngày (4/1), duệ hiệu : Diệu Mẫn
( Trước khi tái giá cụ có con riêng là Đỗ Đặng Mịch )

Đời thứ VIII  – Cụ Đặng Đình Hành ( 1869 - 1925)
Năm 1901,  khoaTân Mão cụ đỗ nhất trường. Sau về dạy học nen  thường gọi cụ Đồ Bình ( Theo tên cô gái cả) cụ mất ngày 4/6, tự : Ngu Khi, hiệu : Tử Bình.
- Cụ chinh thất là Cao Thị Bào , không có con. Cụ mất ngày (23/10), duệ hiệu : Từ Chất
- Cụ thứ thất CaoThị Tường . Cụ sinh được 3 giai (Đặng Đình Cải;  Đặng Đình Mùi;  Đặng Đình Ngọ) và 3 gái. Cụ mất ngày (27/1) duệ hiệu : Từ Thục

Đời thứ IX  – Cụ Đặng Đình Mùi ( 1897 - 1984)
Cụ là con thứ cụ Đặng Đình Hành ( ông cả mất sớm). Cụ giỏi nghề chữa đồng hồ, chính cụ đã truyền nghề cho con và một số học trò.
Tại thời điểm đó cụ cao tuổi nhất dòng họ.
Cụ mất ngày 3/1. An táng tại nghĩa trang thôn nhà.
- Cụ chinh thất là Đỗ Thị Đắc ( 1898-1936). Cụ sinh được 2 giai (Đặng Đình Thiệu;  Đặng Đình Kết)  và 2 gái (Đặng Thị Phương  lấy ông Nguyễn Văn Húng ;  Đặng Thị Thỏa lấy ông Cao Tắc Đại )
- Cụ thứ thất là Đặng Thị Quýt  ( 1907-1997). Cụ sinh được giai (Đặng Đình Liệu)  và 4 gái (Đặng Thị Lê  lấy ông Trần Hán ;  Đặng Thị Lựu; Đặng Thị Hồng  lấy ông Đặng Văn Dụ ;  Đặng Thị Cậy ;  lấy ông Trần … )



Đời thứ X  – Ông Đặng Đình Thiệu ( 1928 - 2000)
Ông là con trưởng cụ Đặng Đình Mùi. Là một người tài hoa ông làm nghề gì cũng tinh sảo. Tự học vẽ truyền thần, tự  học làm ảnh mà ít ai sánh kịp. Người Hoàng Xá đầu tiên làm máy thu thanh sau là sửa chữa máy thu thanh, thu hình. Ông là một tài hoa thực sự hơn cả người được đào tạo bài bản.
Ông mất ngày 28/10 năm Canh Thìn.
Vợ là bà Đặng Thị Kha là con gái cụ Đặng Viết Ngưỡng.
Haioong bà sinh được 5 giai (Đặng Đình Thuật;  Đặng Đình Thành;  Đặng Đình Thắng, Đặng Đình Thái  Đặng Đình Nhi) và 3 gái (Đặng Thị Thủy;  Đặng Thị Thanh; Đặng Thị Thúy)

Đời thứ XI  – Ông Đặng Đình Thuật


(1). Theo sử thì vào thời Lê Chính Hòa do chi tiêu quá lớn nên triều đình cho phép người có của ngoài việc có thể mua chức hào,lý còn có thể mua học vị từ cử nhân trở xuống”. Điều này có thể, để có quyền thi Hội cụ đã phải chi tiền để có điều kiện thi Hội.
(2). Nhà thờ họ Đặng Đình hiện nay không phải ngôi nhà này mà được làm ở nơi khác. ( Giới thiệu sau)

Nguồn : Đặng Đình Thiêm