Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

NGƯỜI KHƠI DẬY NỀN VĂN HÓA LÀNG


 NHÀ GIÁO NGUYỄN PHÚC TĂNG ( 1934 - 2002)

NGƯỜI HỒI SINH MỘT NỀN VĂN HÓA
Cách đây 15 năm cơ may tôi được cầm trên tay cuốn sách “LÀNG HOA ĐÌNH”.
Tôi đã đọc một mạch, mỗi trang sách kéo tôi trở lại một miền ký ức. Mắt như sáng ra, niềm tự hào về một quê hương mà đến tuổi 55 tôi mới được biết đến ngọn nghành.

Như một niềm thôi thúc tôi đã nghĩ đến việc phải khoe với cả nước, với cả thế giới rằng làng quê tôi có một nền văn hóa đáng được bảo tồn và trân trọng.
Trang Weblog LÀNG HOA ĐÌNH ra đời. Tôi đã ‘gõ vitính’ truyền đi những thông điệp đầu tiên là di sản của cố nhà giáo NGUYỄN PHÚC TĂNG  để lại.

Nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng sinh năm 1934, được nuôi dưỡng trong gia đình vốn có nền nho học. Ông nội nhà giáo vốn là cụ đồ ( Cụ đồ Giốc ) cụ nhập về làng Hoàng Xá mang dòng họ Nguyễn Phúc, nhưng nghe kể lại họ của cụ là họ Mạc.

Vốn thông minh từ nhỏ nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng đã được ông nội dậy chữ nho, trong khi đó bố của nhà giáo không hề được cụ đồ Giốc truyền dậy. Điều này lý giải nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng viết chữ nho rất đẹp chỉ sau ông Thiên-(Nhẫn) vốn gốc người Hoa.

Từ khi còn đang học cấp III ông Nguyễn Phúc Tăng đã được tuyển thẳng làm giáo viên. Với tư chất cùng với sự siêng năng từ nhỏ bồi đắp bởi lòng yêu yêu nghề ông đã trở thành giáo viên nổi tiếng quanh vùng. Khi thị trấn Vân Đình có trường cấp II ông được điều động về đây làm hiệu trưởng và là người hiệu trưởng đầu tiên của trường.


Năm 1976 ông được cử đi học cao cấp chính trị. Tốt nghiếp lớp chính trị ông được cử về trường Cao đẳng sư pham Thường Tín, tiếp sau đó là về dậy ở trường Đảng huyện Ứng Hòa.

Về hưu ông tham gia công tác đảng của thôn với chức danh bí thư chi bộ ( hai khóa). Ông được chi bộ tiến cử làm CT chi hội người cao tuổi của thôn và bắt đầu một sự nghiệp viết lịch sử văn hóa làng.

Tất cả văn bia, thần phả, sắc phong Thành Hoàng Làng, các câu đối của đình, quán, chùa làng ông đã sao chép, biên dịch một các trung thực. Cuốn sách LÀNG HOA ĐÌNH của ông được ra đời với tâm huyết của một người yêu nơi đã nuôi dưỡng ông trở thành người.
Điều lớn lao nữa mà ông đã cùng chính quyền thôn đã lập hồ sơ về đình, chùa đề nghị Sở văn hóa phong di tích văn hóa cấp quốc gia của Đình làng cũng như chùa làng. ( Đình làng được xếp hạng DTLS cấp quốc gia năm 1962 và Chùa Chè được xếp hạng DTVH cấp tỉnh năm 2001.)
Một điều mà cần phải nói thêm là chính ông – Nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng đã sáng lập ra CLB nhà giáo hưu trí thôn Hoàng Xá, mà sau này là chi hội cựu giáo chức Thị trấn Vân Đình.

Cụ Nguyễn Phúc Tăng mất năm 2002, tháng 6 do mắc bệnh hiểm nghèo. Cụ mất đi làng Hoàng xá mất đi một con người tài năng, hăng hái, nhiệt tình.
Bút tích cụ để lại được coi là di sản văn hóa của làng. Trong lòng người Hoàng xá cụ vẫn sống bởi nhắc về cụ với sự trân trọng yêu thương.

TB. Trong cuộc trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thẩm con gái cụ Nguyễn Phúc Tăng, chị Thẩm có nhắc về tư liệu của bố chị bị người khác sử dụng không những không có lời cảm ơn mà tự coi là của mình với sự bực bội.
Tôi nói với Thẩm rằng “ Cổ nhân có câu : Không phải địa vị của mình mà giữ là ham địa vị, không phải danh tiếng của mình mà giữ là hám danh” người nào phạm phải họ tự xấu hổ với mình đã là đủ ? vả lại văn hóa như một thông điệp được truyền đi xa cũng là quý. Người Hoàng Xá biết rõ ai là người có công đầu gìn giữ văn hóa quê là đủ.
Chị Thẩm còn giữ những tài liệu của Cụ Nguyễn Phúc Tăng tặng riêng cho con gái. Tôi có ngỏ lời mượn chị để di sản của ông được lan tỏa

RƯỚC XÁ LỢI HAI SƯ TỔ VỀ NHẬP THÁP