Nhân dịp cụ đăng thọ 80 trong số con cháu, bạn bè,
người thân nhiều người mừng cụ tranh khảm ba chữ “Phúc Lộc Thọ”. Cứ theo truyền
thuyết đời thượng cổ Trung Hoa thời vua Nghiêu
thì cụ hoàn toàn xứng đáng được tặng ba chữ đó.
Cụ Bà Đặng THị Trần Sinh 75 tuổi |
Cụ bà là cụ Đặng Thị Trần Sinh người cùng làng, kém cụ 5 tuổi. Bà nguyên là giáo viên tiểu học. Tuy tuổi cao nhưng hai cụ khỏe mạnh, thông tuệ, các cụ sống bình dị nhưng rất hạnh phúc.
Hai cụ cùng ba người con |
Hai cụ có 3 người con, hai trai một gái, trai thì
tài gái thì sắc. Các con của hai cụ đều thành đạt. Anh cả (Đặng Đình Diệp) bảo
vệ luận án phó tiến sĩ ở Liên Xô, con trai thứ của cụ (Đặng Đình Đăng) làm cán bộ của một trong những tờ báo” Hoa
Học Trò” uy tín và nhiều người đọc nhất
trong nước. Con gái cụ (Đặng Thị Giang) sau khi tốt nghiệp đại học cũng về làm trong
cơ quan lớn của nhà nước.
Các con của hai cụ đều xây dựng gia đình và công tác ở Hà Nội. Hai cụ có 6 cháu nội ngoại cả thẩy, trong đó 3 cháu trai 3 cháu gái và cũng rất vui là mỗi đứa con đều sinh cho cụ một trai một gái.
Cái PHÚC mà cụ được hưởng là chính ở đây chứ đâu?
Các con của hai cụ đều xây dựng gia đình và công tác ở Hà Nội. Hai cụ có 6 cháu nội ngoại cả thẩy, trong đó 3 cháu trai 3 cháu gái và cũng rất vui là mỗi đứa con đều sinh cho cụ một trai một gái.
Cái PHÚC mà cụ được hưởng là chính ở đây chứ đâu?
Khi chưa về hưu cụ là giáo viên không chỉ giỏi mà rất uy tín. Cụ truyền đạt cho học sinh kiến thức vô tư không đòi hỏi thù lao như sau này nền kinh tế thị trường gõ cửa học đường. Cụ dạy học và hưởng “ Lộc” lương nhà nước. Các thế hệ học sinh của cụ cho đến nay rất nhiều người vẫn nhớ đến cụ, hàng năm ngày 20/11 cụ vẫn được nhận được hoa và quà do học sinh cũ của cụ chúc mừng.
Không chỉ chuyên tâm với nghề dạy học, cụ còn tham gia nghiên cứu về văn hóa xã hội của làng quê, cụ viết sách, làm thơ, tham gia cộng tác viên cho nhiều tờ báo và đài phát thanh. “Lộc” Nhuận bút cụ nhận được cũng đủ chi tiêu cho mọi đình đám trong làng, không kể những “ Lộc” không thể tính bằng tiền đó là kiến thức cụ truyền cho các cháu nội ngoại.
Hai cụ và gia dình anh trai cả |
Hai cụ cùng gia đình anh trai thứ |
Hai cụ cùng gia đình con gái Đặng Thị Giang |
80 tuổi, chưa phải già nhất làng nhưng cũng là lớp
người “ Thọ” của làng mà chắc chắn cụ sẽ còn thọ đến cả 100 tuổi.
Tuổi 80 nhưng hàng ngày cụ vẫn rèn luyện cả thể lực và trí tuệ. Bất kể mưa hay nắng (mưa thì mang ô), 5h30 cụ đã rời khỏi nhà đi bộ, sau bữa ăn sáng cụ chăm hoa, 9h00 cụ ngồi vào bàn cho đến khi cụ bà dọn mâm mời cụ nghỉ để ăn trưa. Cụ vẫn còn phải hoàn thành nốt những đề tài mà cụ đã đăng ký, những công trình mà cụ đã nhận tham gia, cho nên về hưu đã 20 năm mà cụ vẫn làm việc như công chức đương thời.
Cụ THỌ nhưng khỏe và thông tuệ.
Tuổi 80 nhưng hàng ngày cụ vẫn rèn luyện cả thể lực và trí tuệ. Bất kể mưa hay nắng (mưa thì mang ô), 5h30 cụ đã rời khỏi nhà đi bộ, sau bữa ăn sáng cụ chăm hoa, 9h00 cụ ngồi vào bàn cho đến khi cụ bà dọn mâm mời cụ nghỉ để ăn trưa. Cụ vẫn còn phải hoàn thành nốt những đề tài mà cụ đã đăng ký, những công trình mà cụ đã nhận tham gia, cho nên về hưu đã 20 năm mà cụ vẫn làm việc như công chức đương thời.
Cụ THỌ nhưng khỏe và thông tuệ.
Cụ Đặng Đình Thiêm được thừa hưởng di truyền gia
đình. Cụ Đồ Quỳ ( Đặng Đình Quỳ 1883-1961) - Cha của cụ dù mới là anh “ Khóa”
chưa đỗ đạt đã mở lớp dậy trẻ nhỏ học chữ thánh hiền. Năm 1922 Cụ Đồ Quỳ về quê
ngoại (Hiệp Hòa- Bắc Giang) lập thân làm nghề dạy học. Khi nho học suy, cụ Đồ
Quỳ tự học nghề thuốc. Nghề thuốc kế tục từ nghề dạy học cụ lấy cứu nhân làm trọng nên gia đình cụ không
thuộc khá giả lắm.
Cụ Đồ Quỳ có 4 người con , trong đó hai con của cụ làm nghề dạy học. Anh trai cụ năm nay đã gần 90 tuổi cũng một thời dạy học ở trường Đạo. Cụ Đặng Đình Phan nay là cụ Từ trông nom đình, quán giữ gìn chăm sóc chốn linh thiêng của làng.
Cụ Đồ Quỳ có 4 người con , trong đó hai con của cụ làm nghề dạy học. Anh trai cụ năm nay đã gần 90 tuổi cũng một thời dạy học ở trường Đạo. Cụ Đặng Đình Phan nay là cụ Từ trông nom đình, quán giữ gìn chăm sóc chốn linh thiêng của làng.
Mới 6 tuổi (năm 1942) cụ Thiêm đã vào trường Phủ học.
Cụ là một trong ít người (6 người ) Hoàng Xá đã học trường Phủ Ứng Hòa Trường Phủ Ứng Hòa được xây dựng từ năm 1915,
trường có tên là Trường tiểu học Pháp Việt Ứng Hòa học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp
thay cho chữ nho)
Tuổi trẻ Cụ đã cống hiến hết tâm huyết cho nghành giáo dục, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp cao cả - Trồng người. Về hưu cụ vẫn giành tâm huyết cho việc gìn giữ văn hóa của làng, cuốn sách “ Địa chí văn hóa Hoàng Xá” là một trong những công trình có giá trị mà cụ muốn trả ơn cho quê hương nơi cụ sinh ra và trưởng thành
Tuổi trẻ Cụ đã cống hiến hết tâm huyết cho nghành giáo dục, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp cao cả - Trồng người. Về hưu cụ vẫn giành tâm huyết cho việc gìn giữ văn hóa của làng, cuốn sách “ Địa chí văn hóa Hoàng Xá” là một trong những công trình có giá trị mà cụ muốn trả ơn cho quê hương nơi cụ sinh ra và trưởng thành
Mong cho cụ trường thọ, thông tuệ chắt lọc để lại
cho con cháu, dòng họ cũng như quê hương đất nước này những tinh hoa mà cụ đã
gom góp trong suốt chặng đường gần 80 năm qua.
Bài & Ảnh
Đỗ Đăng Biên
Đỗ Đăng Biên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét