I. ĐÌNH , MIẾU VÀ TỤC THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG NƯỚC
VIỆT
Tục thờ Thành
Hoàng làng
Ở
Việt Nam hầu như mỗi làng quê hay phố nghề đều lập đình hoặc đền, miếu thờ vị
Thành hoàng của làng hay phường hội. |
Thành hoàng là người có công với dân, với nước do vậy dưới các triều Vua thường có sắc phong cho Thành hoàng. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Nguồn gốc cuả tục thờ Thành hoàng
Sách Việt Nam phong tục chép:
Thành hoàng là người có công với dân, với nước do vậy dưới các triều Vua thường có sắc phong cho Thành hoàng. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Nguồn gốc cuả tục thờ Thành hoàng
Sách Việt Nam phong tục chép:
Xét
về cái tục thờ Thần hoàng (hiểu là thần Thành hoàng) này từ trước đời Tam Quốc
(Trung Quốc) đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết
đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành
Đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ.
Nước ta thuở bấy giờ đang lúc bắc thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành.
Chủ ý ban đầu, thì mỗi phương có danh sơn, đại xuyên ; triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên ấy để làm chủ tể một phương thôi.
Kế sau, triều đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình...
Nước ta thuở bấy giờ đang lúc bắc thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành.
Chủ ý ban đầu, thì mỗi phương có danh sơn, đại xuyên ; triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên ấy để làm chủ tể một phương thôi.
Kế sau, triều đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó dân gian bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình...
Dân
ta tin rằng: Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy;
vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh...
Thứ hạng của
Thành hoàng
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có ba hạng:
1. Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần.
Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
2. Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
3. Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có ba hạng:
1. Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa... Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần.
Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
2. Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
3. Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Ngoài
ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần
ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết... Các hạng ấy gọi là
tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển,
không có phong tặng gì..
Nơi thờ phụng Thành hoàng
Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu, Đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua...
Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần.
Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.
Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...
Khi diễn giải về ý nghĩa đình làng Việt học giả Lê Quý Đôn cũng viết rõ :
“Mỗi làng thờ thần phải có một toà miếu. Có nơi thì vừa có miếu vừa có đình. Làng nào to thì mỗi thôn lại có lập riêng một đình. Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp”.
Chính Lê Quý Đôn là người đầu tiên nói rõ nơi thờ gốc của Thành hoàng là miếu, đình chỉ là nơi thờ vọng, cũng như chỉ ra các chức năng tín ngưỡng, hành chính và sinh hoạt cộng đồng của đình.
Ông còn là người đầu tiên chỉ ra những đặc điểm rất quan trọng về vị trí dựng đình và miếu Thành hoàng: “Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là ở trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay. Đình thì tuỳ chỗ nào trung độ, tiện cho dân làng hội họp thì thôi”.
Ông cũng là người đầu tiên mô tả về một ngôi đình khá tỉ mỉ, từ kiến trúc, đồ phụng tự, việc hoa lợi dùng tế tự, và đặc biệt, ông cũng là người đầu tiên liệt kê các kỳ tế lễ ở đình và miêu tả chúng, nhất là hội làng, từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn biến, các lễ tế, các đám rước, các trò chơi… Trong những miêu tả tỉ mỉ và xác thực này của ông, có nhiều điểm sau này rất có ý nghĩa, chẳng hạn về trình tự của đám rước (đầu hội rước thần vị từ miếu đến đình, rồi rã đám thì rước ngược lại), về giao hiếu giữa các làng trong dịp hội làng...
Nơi thờ phụng Thành hoàng
Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu, Đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua...
Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần.
Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.
Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...
Khi diễn giải về ý nghĩa đình làng Việt học giả Lê Quý Đôn cũng viết rõ :
“Mỗi làng thờ thần phải có một toà miếu. Có nơi thì vừa có miếu vừa có đình. Làng nào to thì mỗi thôn lại có lập riêng một đình. Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp”.
Chính Lê Quý Đôn là người đầu tiên nói rõ nơi thờ gốc của Thành hoàng là miếu, đình chỉ là nơi thờ vọng, cũng như chỉ ra các chức năng tín ngưỡng, hành chính và sinh hoạt cộng đồng của đình.
Ông còn là người đầu tiên chỉ ra những đặc điểm rất quan trọng về vị trí dựng đình và miếu Thành hoàng: “Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là ở trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay. Đình thì tuỳ chỗ nào trung độ, tiện cho dân làng hội họp thì thôi”.
Ông cũng là người đầu tiên mô tả về một ngôi đình khá tỉ mỉ, từ kiến trúc, đồ phụng tự, việc hoa lợi dùng tế tự, và đặc biệt, ông cũng là người đầu tiên liệt kê các kỳ tế lễ ở đình và miêu tả chúng, nhất là hội làng, từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn biến, các lễ tế, các đám rước, các trò chơi… Trong những miêu tả tỉ mỉ và xác thực này của ông, có nhiều điểm sau này rất có ý nghĩa, chẳng hạn về trình tự của đám rước (đầu hội rước thần vị từ miếu đến đình, rồi rã đám thì rước ngược lại), về giao hiếu giữa các làng trong dịp hội làng...
Ý nghĩa của tục
thờ Thành hoàng
Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ
Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Vào mùa xuân, mùa bắt đầu của một năm mới, cũng là lúc mùa lễ hội diễn ra..
Quê Việt, làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của thành hoàng.
Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh của làng xã, không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi.
Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ
Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Vào mùa xuân, mùa bắt đầu của một năm mới, cũng là lúc mùa lễ hội diễn ra..
Quê Việt, làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của thành hoàng.
Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh của làng xã, không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi.
Hàng năm, ngày
giỗ Thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội,
ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành
hoàng, tế, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải,
đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày lẫn
đêm (có nơi hai, ba ngày),
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ.
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ.
II. LỊCH
SỬ QUÁN HOÀNG XÁ
Quán
Hoàng xá nguyên là ngôi miếu cổ. Theo câu đối ở tiền sảnh Đại bái thì miếu dựng
từ thời vua Hùng XVIII “Viên lập nguyên miếu tự Hùng Duệ Vương dĩ lai”
Thần
phả ghi : “ Tuân lệnh của Hùng Duệ Vương sau hai ngày Quý Minh đêm 5000
tinh binh về trấn giữ ngăn quân Thục. Người Hoa Đình cảm phục ân đức đến xin
Người rằng : ” Dĩ uy đức phục chi, thỉnh nhân thử kim đồn vi sở, hậu vi miếu tự”
Sau
khi Ngài qua đời, vua sai sứ giả về giúp dân dựng miếu trên đất đóng binh xưa
(Nay là bưu điện huyện Ứng Hòa- giữa thị trấn Vân Đình)
Truyền thuyết kể rằng miếu rất thiêng. Dân thôn cầu gì đều ứng nghiệm. Ai đi qua mà không xuống ngựa hạ võng đều bị Ngài phạt tức thì. Miếu tồn tại nơi này đến cuối thế kỷ thứ 18
Truyền thuyết kể rằng miếu rất thiêng. Dân thôn cầu gì đều ứng nghiệm. Ai đi qua mà không xuống ngựa hạ võng đều bị Ngài phạt tức thì. Miếu tồn tại nơi này đến cuối thế kỷ thứ 18
Thời
chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782), một lần chúa cùng Huệ Phi đi thăm Hương Tích, trên
đường về có dừng chân nghỉ ở Miếu. Voi chúa buộc ở nơi đây, voi quậy phá
phóng uế bừa bãi, bị Ngài vật chết tươi.
Dân
làng bị Trịnh Sâm phạt vạ phải làm một con voi bằng giấy trong đó bỏ tiền vàng
đem chôn ở cánh đồng (gần trung tâm thể thao huyện nay) trong di sản văn hóa
làng còn có sự tích mả ông voi.
Miếu
phải dời vào giữa làng ngay chợ , cách Đình khoảng 200m ( Trên nền đất nhà ông
Đình Thiệu hiện nay ).
Từ ngày miếu chuyến đến nơi này dân làng không thịnh. Các bô lão đồ rằng giữa chốn ồn ào chợ búa Ngài không hài lòng
Từ ngày miếu chuyến đến nơi này dân làng không thịnh. Các bô lão đồ rằng giữa chốn ồn ào chợ búa Ngài không hài lòng
Sau
khi chọn được kiểu đất” Tống thủy đáo đường, tiền hữu án chẩm, hậu hữu long
bào” giống thế đất ngày đầu dựng miếu ở hướng đông nam làng ( Xóm làng bây giờ),
khi xin âm dương Ngài chấp thuận, dân làng chuyển miếu lần thứ III
Việc di chuyển lần này mất 10 năm ( 1869 – 1878)
“Cải tạo tân cung Tự Đức Mậu Dần y thủy “. Hiện nay trong cung còn câu đối do
thượng thư Dương Lâm cho chữ :” Thập tải miện lưu, vân vũ mãn thiên, tình
nhất nhật.
Tam thiên miếu vũ, giang sơn thử địa, hựu thiên thu.”
Truyền rằng : Ngày cất nóc trời rất đẹp, đến xin chữ cụ thượng mới cho như vậy, ắt hẳn Ngài ưng ý và phù hộ.
Tam thiên miếu vũ, giang sơn thử địa, hựu thiên thu.”
Truyền rằng : Ngày cất nóc trời rất đẹp, đến xin chữ cụ thượng mới cho như vậy, ắt hẳn Ngài ưng ý và phù hộ.
Một
thời khá dài, thời vận đổi thay, quán làng hư hại, dân làng đã phải rước ngài về
thờ tại chùa Hoàng Xá ( Có lẽ Phật luôn từ bi hỉ xả nên Phật vẫn giành chỗ cho
Ngài ngự tại cửa chùa ???). Hồi đó đình Hoàng Xá cũng bị chính quyền trưng dụng
và cho đến khi chính quyền trả lại Đình cho làng, dân làng mới rước ngài về
Đình.
III. TỤC
LỆ CỦA LÀNG TRƯỚC NĂM 1945
Khi
được hỏi những cụ đã ngoài 80 tuổi thì đại đa số các cụ nói rằng đời các cụ
chưa một lần thấy tế lễ Thành Hoàng tại quán bao giờ.
Có cụ nhớ lại rằng thời trước, khi đại bái tại quán vẫn còn Thành Hoàng ngự tại Quán. Hàng năm vào giữa đêm 23 tháng chạp các vị hương sắc của làng cùng nhóm tuần đinh rước Thành Hoàng từ Quán về Đình. Đêm khuya chỉ có đuốc dẫn đường, tiếng thanh la, tù và thổi khiến dân sợ không dám ra đường để thưởng lãm kiệu Ngài.
Ngày hôm sau tức 24 tháng chạp tại Đình diễn ra Lễ Giải Phục Thần Y ( Còn có tên là thay áo mã thờ ).
Có cụ nhớ lại rằng thời trước, khi đại bái tại quán vẫn còn Thành Hoàng ngự tại Quán. Hàng năm vào giữa đêm 23 tháng chạp các vị hương sắc của làng cùng nhóm tuần đinh rước Thành Hoàng từ Quán về Đình. Đêm khuya chỉ có đuốc dẫn đường, tiếng thanh la, tù và thổi khiến dân sợ không dám ra đường để thưởng lãm kiệu Ngài.
Ngày hôm sau tức 24 tháng chạp tại Đình diễn ra Lễ Giải Phục Thần Y ( Còn có tên là thay áo mã thờ ).
Thành
Hoàng ngự ở đình chứng giám dân làng dâng lễ tấu trình cầu xin phúc lộc đầu
xuân.
Đến
ngày sinh nhật Ngài ( Rằm tháng giêng ) Dân làng tổ chức tế lễ Thành Hoàng mong
sự chở che.
Việc tổ chức lễ hội và rước Thành Hoàng thường tổ chức trong tháng giêng. ( Năm 1943 làng ta còn tham gia lễ hội tứ xã )
Việc tổ chức lễ hội và rước Thành Hoàng thường tổ chức trong tháng giêng. ( Năm 1943 làng ta còn tham gia lễ hội tứ xã )
Ngài
ngự ở đình chứng giám lễ đăng thọ của dân làng cho đến gần hết tháng giêng. Chọn
ngày tốt dân làng lại rước Thành Hoàng về quán.
Ngày
hội làng cũng là kỷ niệm ngày hóa của Thành Hoàng dân làng mở hội làm cỗ và
cúng Thành Hoàng tại Quán, sau đó thụ lộc.
( trước đây còn chia theo xuất đinh)
Lời bàn của kẻ hậu sinh
Tháng
8 năm Đinh Dậu làng mở hội rước Thành Hoàng. Sau Lễ rước làng đưa ngài về ngự tại
quán điều này phù hợp với phép nước, lệ làng“Miếu
là chỗ quỷ thần bằng y”
Mọi
người làng đều nhớ rõ khi đến Quán, kiệu rước Ngài vẫn chưa muốn ngự nên dù
mưa, kiệu Ngài vẫn chạy thẳng quay lại hướng đình. Kiệu lư hương khi vào sân
quán bát hương hóa dương bốc ngùn ngụt.
Khi rước Ngài vào quán, chiêng trống nổi và việc tế lễ bắt đầu cũng là lúc trời mưa như trút. Có thể đây báo hiệu điềm lành.
Khi rước Ngài vào quán, chiêng trống nổi và việc tế lễ bắt đầu cũng là lúc trời mưa như trút. Có thể đây báo hiệu điềm lành.
Tháng
Giêng năm Mậu Tuất làng họp có bàn về việc tế lễ Thành hoàng ở đâu? Ý kiến nhiều
nhất đề nghị tế lễ Ngài tại quán. Mặc dù
trong cuộc họp có ý kiến phân tích và đề nghị vẫn nên tế lễ tại đình, song le
không áp đặt được ý kiến của người xóm Hồng Thanh với lý lẽ giản đơn là Ngài ngự
đâu Tế lễ ở đó.
Và
điều gì đến đã đến, Tế lễ Thành Hoàng làng tháng Giêng năm Mậu Tuất lần đầu
tiên đã thực hiện tại quán.
Dù
biết rằng tục thờ Thành Hoàng xuất phát từ cái tâm nhưng phép tế lễ thiết nghĩ
cũng cần cân nhắc và nên làm cho đúng.
Như
trên đã trình bày . Miếu còn gọi là
"nghè", nơi gìn giữ sắc thần.
Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.
Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.
Miếu được hiểu như ngôi nhà của Thành
Hoàng ở. Đình là nơi ngài ngự để làm việc. Tế lễ ở nơi Ngài nghỉ khác gì rung
chuông đánh trống nơi yên tĩnh của Ngài?
Cũng như trên đã viết. Đình thờ phụng thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều diễn ra ở đình với sự chứng kiến của thành hoàng.
Việc
tế lễ ở đình ngày đầu xuân cũng là lẽ đương nhiên!
Nên chăng dân làn nên theo phép vua và lệ làng từ xưa.
23
tháng chạp rước Thành Hoàng ra Đình ( Không phải làm ầm ĩ, ồn ào mà chỉ ban
lãnh đạo thôn và tổ bảo vệ )
24 tháng chạp tổ chức lễ Giải Phục Thần Y.
Thành Hoàng ngự tại Đình chứng giám lễ cầu xin của dân làng nhân những ngày đầu năm mới cũng như Ngài nhận lễ của người dân đăng thọ.
Sau Rằm tháng giêng khi việc tế lễ ngày sinh của Thành Hoàng, chọn ngày tốt rước ngài về quán.
24 tháng chạp tổ chức lễ Giải Phục Thần Y.
Thành Hoàng ngự tại Đình chứng giám lễ cầu xin của dân làng nhân những ngày đầu năm mới cũng như Ngài nhận lễ của người dân đăng thọ.
Sau Rằm tháng giêng khi việc tế lễ ngày sinh của Thành Hoàng, chọn ngày tốt rước ngài về quán.
Tháng Tám, hội làng việc nghi lễ, cỗ bàn tổ chức trọng thể tại quán là hợp lý.
Chứng kiến của Hậu sinh về vấn đề nên Tế Lễ Thành Hoàng ở đâu? hy vọng nhận được sự phản biện của các thành viên làng Hoàng Xá nói riêng và mọi người trong cộng đồng xã hội nói chung.
Thư góp ý xin gửi về hộp thư trên trang LÀNG HOA ĐÌNH
tbinh,btt@gmail.com
Xin
chân thành cảm ơn trước
SƯU TẦM & BIÊN SOẠN
Đỗ Đăng Biên