Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

NGÀY GIỖ TRẬN


Anhr có giá trị minh họa - nguồn google.com.vn
64 năm, đó là khoảng thời gian có thể nói là khá dài đối với một đời người.  64 năm từ trẻ sơ sinh nay ít nhất cũng đã lên ông lên bà, cây muỗm kế cổng trường chuyên nay đã thành cổ thụ.
64 năm cũng đã là thời gian đủ để hàn gắn mọi vết thương lòng, vậy mà đã hơn sáu mươi năm trôi qua cứ đến ngày 18 tháng 8 âm lịch với nhiều gia đình người Hoàng Xá vẫn nghi ngút khói hương tưởng nhớ người đã khuất.
Còn nhiều người Hoàng Xá nay chứng kiến trận càn quyết liệt và tàn bạo của thực dân Pháp nhằm vào thôn Hoàng Xá xẩy ra hồi đó…..

Ngày 19/9/1948 một phái đoàn Nam bộ, trên đường lên chiến khu Việt Bắc qua thôn Hoàng Xá. Tỉnh ủy Lưỡng Hà ( Hà Đông – Hà Nội sát nhập từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1948) tổ chức một cuộc mít tinh lớn để chào mừng đoàn.
Kỳ đài dựng tại sân Đình Hoàng Xá. Sau mít tinh, ngay đêm đó phái đoàn Nam bộ rời thôn Hoàng Xá qua Mỹ Đức.

Bằng tin tình báo, giặc Pháp phát hiện sự việc trên nên từ tờ mờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1948 chúng bất ngờ tập kích thôn Hoàng Xá.
8 máy bay Đacota  đổ 300 quân dù xuống Văn Chỉ Phủ Ứng Hòa và một số vực xung quanh ( Vân Đình, Đình tràng, Lương Xá..). Bộ binh cơ giới khoảng 200 quân với sự yểm trợ của xe tăng và xe bọc thép từ Hà Đông theo đường 21b rầm rập kéo vào.
Địch bao vây toàn bộ thôn, phá kỳ đài dựng hôm trước và tàn sát man rợ dân làng Hoàng Xá và dân vùng lân cận.
Trên 100 người dân đã bị giặc giết hại một cách dã man, rất nhiều người bị chúng bắt làm hàng rào che chắn  để chúng rút sau khi đốt phá nhiều nhà thờ các cửa họ và chùa làng.
Hoàng Xá  bị chúng giết hại tất cả là 42 người - Ngày đó là ngày 20/9/1948 nhằm ngày 18 tháng 8 năm Mậu Tí.
Tù đó về sau và mãi mãi, ngày 18 tháng 8 là ngày giỗ trận của làng.
Năm 1998 sau 50 năm ngày giỗ trận dân thôn đã lập bảng “ CHƯ VỊ CHÂN LINH GIỖ TRẬN THÁNG 8 MẬU TÍ “ đặt tại Chùa Chè.

DANH SÁCH CHÂN LINH VÀ TÊN THƯỜNG GỌI

01. Tỉ siêu bồ tát Đàm Mười -  Sư Mười
02. Đặng Tiến Ất (Tỵ)           - Cụ Trường Kỳ
03. Cao Thị Bén                     - Bà Lải
04. Trần Hữu Cánh                - Ông Hai Cánh
05. Đặng Đình Chớp              - Ông Nhỡ Chớp
06. Trần Thị Duộc                  - Bà Lý Gáo
07. Cao Thị Dụng                   - Con gái ông Chù
08. Đặng Thị Đức                   - Bà Hai Thận
09. Đặng Tiến Gầu                  - Ông Gầu lớn
10. Hoàng Hảo                        - Ông Cả Hảo
11. Nguyễn Thị Hảo               - Bà Hai Thu
12. Trần Thị Hoạt                   - Con gái ông Nghi
13. ĐặngThị Hót                     - Bà Hương Ngân
14. Cao Văn Huề                     - Ông Thơ Huề
15. Nguyễn Tất Huyên            - Cụ Lý Hiên
16. Đặng Văn Khánh               - Cụ Lý Gáo
17. Trần Nguyên Khôi             - Cụ Hội Ất
18. Vương Thị Lanh                - Bà Cửu Khuyên
19. Trần Thị Le                        - Bà Cả Cam
20. Đặng Thị Liên                    - Con gái ông Cừ
21. Đặng Thị Liễu                    - Em gái bà Thu
22. Nguyễn Đình Ly                 - Con Bà Lun
23. Đặng Thị Nga                     - Con gái ông Cừ
24. Đặng Đình Nguyên             - Ông Hai Nguyên
25. Nguyễn Gia Nham              - Ông Tư Chanh
26. Cao Văn Nhân                    - Ông Hai Nhân
27. Đặng Hài Nhi                     - Em ông Cừ
28. Nguyễn Thị Nhỡ                - Bà Lý Phấn
29. Đặng Tiến Nuôi                   - Cháu Cụ Gầu
30. Đỗ Thị Nuôi                        - Bà Cả Bạch
31. Đỗ Đặng Quỳ                      - Ông Nhang Khẽo
32. Nguyễn Đình Quỳnh           - Chồng Bà Lun
33. Đào Thị Quyên                  - Bà Năm Thiệu lớn
34. Trần Thị Quýt                    - Vợ Ông Cừ
35. Đặng Văn Sêu                  - Chồng bà Hai Sêu
36. Đặng Đình Thân               - Cụ Lý Thân
37. Nguyễn Thị Thoán            - Bà Cả Bút
38. Hoàng Văn Tuy                - Con cụ Lý Tùy
39. Trần Thị Vẹt                      - Cô Vẹt
40. Đặng Viết Vũ                    - Cụ Hương Hàm
41. Cao Văn Xương               - Cụ Nhì Xương
42. Bà Long Bích                   - Vợ ông Hoàng Bích

Bài viết sử dụng tư liệu trong cuốn Làng Hoa Đình
của cố nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng
BS - Đỗ Đặng Biên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét