Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

ÔNG NĂM PHỦNG

Người làng vẫn gọi ông là – Ông Năm Phủng bởi ông là con thứ 5 trong một gia đình dòng họ Đặng Văn. Nhà ông nghèo, đông anh chị em nhưng lại rất hiếu học.
Không mấy ai biết ông đã theo học như thế nào mà có bằng tú tài trong khi cả làng khi ấy chưa ai qua được diplome ( lớp 9). Năm ông đỗ tú tài cả làng kinh ngạc và khâm phục bởi ông là người đầu tiên của làng Hoàng Xá đậu tú tài (Năm 1943).
Thời đó tấm bằng tú tài rất có giá trị để có thành một công chức trong chế độ thực dân, vậy mà ông đã không theo con đường nhẹ nhàng và thênh thang đó.

Tháng 3 năm 1945 một tổ thanh niên cứu quốc ở Hoàng Xá được thành lập gồm 7 người,  ông làm tổ trưởng.  Tổ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Tảo Khê do ông Đỗ Mười phụ trách với nhiệm vụ ban đầu là tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng và xây dựng cơ sở Việt minh ở địa phương.
Tháng 5/1945 ông Đặng Văn Phủng và Nguyễn Tất Quốc của thôn được chọn đi dự lớp huấn luyện quân sự của tỉnh Lưỡng Hà và sau đó trở thành những cán bộ cốt cán đầu tiên của làng tham gia cách mạng.
Tháng 6 năm 1945, sau cuộc diễn thuyết ( Ông Đỗ Mười đăng đàn) tại đình Hoàng xá, ông Đặng Văn Phủng và ông Đặng Đình Viên được chính ông Đỗ Mười đứng ra tổ chức kết nạp vào Đảng cộng sản đông dương. Hai ông cũng là những người đảng viên ĐCS đầu tiên của làng Hoàng Xá.

Ngày 21/8/1945 cùng nhân dân toàn xã và nhiều  nơi trọng của huyện, dân làng Hoàng xá tổ chức mit tinh chào mừng UBND cách mạng lâm thời của huyện. Ông Đặng Văn Phủng tham gia Ủy ban, phụ trách kinh tài.
Sau ngày tổng tuyển cử năm 1946, chi bộ thôn lớn mạnh, do yêu cầu của cách mạng ông Đặng Văn Phủng và các ông Tín, Hào, Viên được chuyển công tác khỏi địa phương.

Ông Đặng Văn Phủng tham gia phục vụ quân đội theo sự phân công của Đảng cho đến khi nghỉ hưu với quân hàm đại úy QQĐNDVN và thường trú tại khu tập thể quân đội 14b Lý Nam Đế.

Ông là người Hoàng Xá có tới 5 danh hiệu tiên phong:
-        Người đầu tiên của làng có bằng tú tài
-        Người đầu tiên của làng tham gia cách mạng
-        Người đầu tiên của làng tham gia đội tự vệ chiến đấu
-        Người đảng viên ĐCS đầu tiên của làng
-        Người cán bộ đầu tiên của làng tham gia UBND

Nguồn : BS từ nguồn tư liệu của  nhà giáo Nguyễn Phúc Tăng và Đình Thiêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét