Nói đến thơ mới Việt
Nam không thể không nhắc đến một nữ sĩ – Thi sĩ Anh Thơ . Một thi sĩ có giọng
thơ trong sáng như tiếng thở dài của người thiếu nữ ngồi sau khung cửa nhỏ nhìn
thấy chiều quê yên tĩnh đương tràn ngập ánh dương quang. Thơ của bà đẹp và buồn,
nỗi buồn rất thi sĩ khi cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống tự nhiên nhưng đồng
thời biết rõ không thể níu giữ được:
Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác
Cánh chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay....
Nữ sĩ Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân sinh năm 1918 tại Ninh Giang. Thân phụ bà là một nhà nho đậu tú tài có ra làm công chức và phải thuyên chuyển nhiều nơi nên bản thân bà cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Lười học, nhưng rất thích văn chuơng, tập làm thơ từ nhỏ. Thoạt đầu, lấy bút hiệu Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.
Bà là nhà thơ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn năm 1939 với tập Bức Tranh Quê - được ví như một bức tranh tĩnh vật bằng thơ trước cách mạng.
Tác phẩm chính của bà gồm có: Bức Tranh Quê (thơ - 1941), Răng đen (tiểu thuyết - 1942), Cuối Mùa Hoa (thơ), Từ Bến Sông Thương (hồi ký), Tiếng Chim Tu Hú, Bên Dòng Chia Cắt (hồi ký văn học).
Bà từng được ca ngợi là một cô nữ sĩ xinh đẹp nổi tiếng đất Kinh Bắc, 17 tuổi đã đoạt giải thưởng Tự lực văn đoàn, làm điên đảo những văn tài thời đó như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Bính, Tú Mỡ...
Quan niệm của Anh Thơ nữ sĩ về thơ: "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kỳ câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến. Tôi yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi".
Điều đáng quý ở nữ sĩ Anh Thơ là bà không tự hào hoặc lớn tiếng tuyên bố về lý do làm thơ rất sang trọng và cao ngạo như nhiều nhà thơ khác. Bà làm thơ từ khi mới 6 tuổi ,lý do rất thật và cũng rất giản dị: " Tôi làm thơ chỉ vì buồn. Cha tôi dạy các anh em trai của tôi làm thơ, tôi ngồi trong buồng nghe lỏm được và làm theo thôi. Khi biết tôi làm thơ, cha tôi giận và thương tôi lắm...".
Biết rõ phận nữ nhi trong gia đình nhà nho truyền thống hiển nhiên phải tập gương sáng công, dung, ngôn, hạnh; phải thấm nhuần đạo tam cương ngũ thường chứ không phải học làm thơ. Tâm hồn nhạy cảm, đặc biệt là nhạy cảm với cái đẹp thường ít khi mang lại hạnh phúc cho mình nhưng Anh Thơ vẫn đến với văn thơ như một “ mối lương duyên “
Năm 1941, thi phẩm Bức Tranh quê của bà ra đời và ngay lập tức được cả công chúng và các nhà thơ mới hân hoan đón nhận, được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự Lực Văn đoàn. Bầu trời thơ ca của của nữ sĩ Anh Thơ rất trong và rất nhẹ nhưng sức lay động tâm hồn người đọc thì cứ như những con sóng nhỏ lan toả mãi không ngừng. Chỉ bằng một vài nét chấm phá bà đã tạo được cả một không gian thơ ám ảnh khôn nguôi về cái đẹp của tự nhiên và nỗi đau khổ của con người:
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời...
hoặc:
Lặng lẽ nhất có vài người thầy bói ?
Bước gậy lần như những bước chiêm bao
Nỗi buồn mang tính phận người lớn đến mức:
Trong đồng lúa cũng bắt đầu khát nước
Lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai .
Đọc những câu thơ như vậy bất giác người ta đặt câu hỏi gợi những liên tưởng xót xa: Tại sao "lũ gái tơ" lại uể oải kéo từng gầu nước một cách cam phận như thế? Cả một cánh đồng lúa đương thì con gái kia có bao giờ đủ nước? Sức mạnh nào cầm tù cái phần sống chính đáng nhất, đáng được tồn tại nhất như vậy? Có lẽ tự bản thân mỗi người sẽ phải tìm cho ra câu trả lời để mà sống tiếp.
Sau thi phẩm Bức tranh quê, nữ sĩ Anh Thơ còn viết tiểu thuyết Răng đen (1942) như một sự nối dài cảm xúc về thân phận người phụ nữ. Từ cảm xúc của thơ ca chuyển thành văn xuôi nên nó có phần dư thừa chất lãng mạn của thơ nhưng hơi thiếu sức nặng thật sự của thể loại tiểu thuyết.
Sau cách mạng, nữ sĩ Anh Thơ tiếp tục làm thơ nhưng cũng như các nhà thơ tiền chiến khác, bà xoay ngược cái nhìn hướng vào nội tâm mình để khám phá thế giới sang cái nhìn hướng ra ngoại cảnh để hân hoan chào đón những con người cụ thể, những địa danh cụ thể:
Nhìn ruộng kê vàng bông rủ bờ tươi
Nhìn hào giao thông nối liền xóm bể
Nhìn trận địa dưới hàng dương liễu rủ
Nhìn nữ dân quân đeo súng quay tơ...
Đã xuất hiện một khoảng cách nghệ thuật rất xa giữa "lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai" với cô "nữ dân quân đeo súng" trong thơ.
Ngoại tám muơi tuổi nhưng bà vẫn đi đọc thơ nhân ngày 8/3, vẫn làm được những bài thơ mới...Có nhiều độc giả đọc thơ bà và họ đã trở thành học trò, thành người em thân quý của bà có lẽ đấy là niềm hạnh phúc tột đỉnh của thơ ca.
Tuổi thơ gắn bó với ruộng đồng, quê hương đầu 1945 theo Việt Minh, tham gia cách mạng, hoạt động trên địa bàn rộng (từ miền xuôi đến chiến khu Việt Bắc). Từng trải qua nhiều công việc: Làm báo, công tác phụ nữ, cứu thương, bình dân học vụ, Văn hóa thông tin, văn công, biên tập viên Nhà xuất bản, tạp chí Tác phẩm mới, bà có điều kiện đi nhiều, hầu như khắp mọi vùng đất mới. Những điều kiện, hoàn cảnh sống và công tác ấy đã ảnh hưởng nhiều đến sáng tác văn học của Anh Thơ. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước đậm sâu tạo nên nét riêng của thơ Anh Thơ.
Nhận định Nữ thi sĩ Anh Thơ , nhà thơ Vũ Quần Phương viết : "Những thi sĩ lớp 1930 - 1945 đã có những cống hiến đặc biệt vào thơ hiện đại Việt Nam. Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ cách mạng sau tháng 8-1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó, tuy chị là người đến sau. Khi chị đến thì phong trào Thơ mới đã ổn định với các tên tuổi tiêu biểu của nó, nhưng chị vẫn có đóng góp riêng: những bức tranh thôn quê xứ Bắc. Cùng với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân... Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình".
Nữ sĩ Anh Thơ, vĩnh viễn ra đi ở cái tuổi 88 .Bà từ trần vào hồi 7g00 sáng 14.3.2005, tại nhà riêng vì bệnh ung thư phổi. Theo ước nguyện của nữ sĩ , thi hài bà sẽ được hoả táng tại đài hoá thân Hoàn Vũ và rước tro về quê cha đất tổ.
Chợ ngày xuân
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên
Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới,
Trên cây đa lấp loáng gió lao xao
Trên những giải lưng điều bay phấp phới,
Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao.
Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc,
Những chàng trai ô mới mở dương vây;
Cười nói, nói luôn mồm và chỗ khác
Mấy cụ ngồi nhắm rượu gật gù say.
Nhưng đông nhất quán hàng người đoán thẻ
Một lão già kính trắng, bịt khăn đen
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên.
Họp chợ
Mới hửng sáng, đàn chim còn ngái ngủ
Trên chòm đa buông rễ ướt bên đình.
Hạt sương sớm đã trao tay gió rũ
Khắp mái lều rung bóng mặt trời xinh.
Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống,
Mấy bà già quẩy đến gánh bèo non.
Mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng,
Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton.
Rồi gạo, vải, bún, quà, rồi bánh trái
Lần lượt bày trong những tiếng lao xao.
Lặng lẽ nhất có vài người thầy bói
Bước gậy lần như những bước chiêm bao.
Đông chợ
Trời nắng dần và nóng dần... ngoài quán
Các người đi đã đội thúng lên đầu.
Chợ ồn lên những tiếng chào mua, bán
Với tiếng người chen chúc gọi vang nhau.
Đây mấy mụ chổng mông lên khảo gạo,
Kia một cô chúm miệng húp canh riêu,
Bác thợ cạo đè vội đầu khách cạo,
Thầy bói ngồi gieo quẻ xuýt xoa kêu.
Bỗng cả chợ đổ xô nhìn... mất sắc!
Một đám người huỳnh huỵch đuổi theo nhau
- À, đó là những người đi bắt cắp!
Họ thản nhiên lại bán lại mua đều.
Đại hạn
Nắng! Nắng suốt trời vàng rãi nắng!
Gió theo mây không biết trốn phương nào.
Vườn chuối rũ héo dần trong im lặng;
Những rau bèo chết cạn cả trong ao.
Ngoài đồng ruộng lúa vàng khô cháy xác,
Nắng chang chang không một bóng râm chừa,
Chó điên dại chạy nhông tìm gió mát.
Trâu buồn rầu nằm đợi vũng tràn mưa.
Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ
Mây phương đoài tắm rực một bên sông.
Các cô gái đưa nhau thăm ruộng nỏ
Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không.
Vườn xưa
Đây một giàn lan che bóng lan,
Dăm thân tùng trúc đứng nghiêm hàng.
Vài hòn non bộ, nhiều đêm vắng.
Biển cạn đầy trăng, cá đớp vàng.
Và khi vườn chủ tóc như suơng
Gậy trúc lang thang dạo khắp vườn,
Là lúc hồn thơ say ý rượu,
Tìm hồn hoa lạc duơí trăng suông.
Rồi cả vườn cây nghe tiếng ngâm,
Nâng cao hồn mộng quyện huơng trầm.
Sau khi gót hạc dừng hiên nguyệt,
Chen rượu hoa trăng rót mãi vần.
Nhưng nay lạnh lẽo bóng trăng sang,
Lan héo lòng hoa, trúc võ vang.
Cá chẳng đùa trăng, trong biển cạn
Vài hòn non bộ đứng cư tang.
Vì chưng vườn chủ tóc như suơng,
Gậy trúc chiều qua đã dắt đường
Thơ rượu say về tiên giới âý,
Vườn xưa để lạnh bóng trăng suông
Nắng hanh
Mới tinh sương rực góc trời mây lửa,
Cây đứng im từng chiếc lá khô rơi.
Những ao tù nước bèo xanh cạn nửa
Đường ra đồng, như đi trên lá áo tơi.
Mặt trời lên lũy tre xa cháy đỏ
Lão ông chống gậy lần ra sau.
Những đàn bà tung rơm phơi ổ,
Mũi khô dòng, bầy trẻ vắng ruồi bâu.
Ngoài quán chợ với chiếc khăn mỏ quạ
Cô gái làng ghé nón sau bồ cau.
Nhưng nắng hanh cũng làm cô đỏ má
Cho thêm duyên trên miệng thắm quết trầu.
Đám cưới
Tiếng pháo nổ - nổ qua vài tiếng pháo -
Một ông già trịnh trọng rước hương đi.
Cười theo bước, vài chàng trai trâng tráo
Mấy cô nàng bỏm bẻm nhai trầu thi.
Chú rể thẹn, ngập ngừng đưa bước chậm
Quần chúc bâu sột soạt chưa phai hồ.
áo nâu thắm cô dâu nghiêng nón thấm
Đôi má đào trào lệ nhớ nhà cô.
Rồi thì đến một, hai bà lão.
Người vải điều, người cầm chuỗi chinh xu
Hai bên đường lũ trẻ con thao láo
Giương mắt nhìn quên vạch yếm vòi bu.
Bến đò đêm trăng
Mây tản mác ven trời trôi đón gió
Sao mơ hồ thưa bóng lẫn trong sương
Sông lặng chảy một nguồn trăng sáng tỏ
Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gương
Trên bến vắng chòm si ôm bực đá
Bờ đê cao không một bóng in người
Gió se sẽ bước vào thăm khóm lá
Trước quán hàng vắng lặng bóng trăng soi
Ngoài sông nước đó đây về chở gió
Thuyền lênh đênh trong lớp khói sương mù
Ngồi mơ mộng đầu thuyền cô lái nhỏ
Khua trăng vàng trong nhịp hát đò đưa
Đêm trăng mờ
Sương man mác buông rơi trong lặng lẽ
Mây mờ mờ trôi đến giữa trời sao
Gió nhẹ thở từng hơi dài rất nhẹ
Vì trăng buồn không biết náu nơi nao
Trong làng xóm âm thầm chen mái ngủ
Mấy chòm tre xõa tóc đứng la đà
Vài tiếng chó mơ hồ thưa thớt sủa
Tận cuối làng như tận bãi tha ma
Ngoài đồng vắng lúc vàng xao xuyến gió
Lửa ma thiêng thấp thoáng rọi bên trời
Từng bóng trắng đi êm như hơi thở
Trong trăng mờ lũ lượt dắt nhau chơi
Rằm tháng tám
Trời trong sáng, trăng tròn lơ lửng gió
Đồng mờ sương khóm chuối lặng mơ màng
Những ao biếc, ngâm sao đầy nước tỏ
Bụi tre ngà lơi lả uốn lưng cong
Trong đường xóm trống chiêng chung nhịp nổi
Trẻ con theo sư tử rước vang ầm
Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói
Gái trai làng ra họp hát trống quân
Trong khi ấy phất phơ khăn với áo
Các bà đồng ra điện lễ cười vui
Nghiêm lặng nhất có vài ba ông lão
Thả con thuyền, uống rượu với trăng trôi
Đêm trăng đông
Đêm lành lạnh sương mù bay nhẹ thoáng
Trời trong ao yên lặng ngập mây đầy
Khắp vườn cải trăng vàng hoa lấp loáng
Muôn cánh rờn nhè nhẹ sóng hương bay
Trong bếp, lửa chập chờn bên cối gạo
Mặc tiếng chày thình thịch xuống thời gian
Bạn hàng xóm họp nhau và chuyện hão
Khói thuốc lào mờ mịt tỏa bay lan
Ngoài ruộng lúa, một vài con vạc trắng
Lướt ăn đêm thưa thớt tiếng kêu buồn
Trong khi ấy mông mênh trăng sáng lặng
Lạc ánh vàng lạnh lẽo xuống đồng sương
Con chim tu hú
Nắng hè đỏ hoa gạo
Nước sông Thương trôi nhanh
Trên đường đê bước rảo
Gió nam giỡn lá cành
Bỗng tiếng chim tu hú
Đưa từ vườn vải xa
Quả bắt đầu chín lự
Ngọt như nỗi nhớ nhà.
Cha già thêm tóc bạc
Chống gậy bước lên đồi.
Thương một mùa vải đỏ
Má hồng con đang tươi.
Có chàng qua dạm ngõ
Bỗng khói lửa ngút trời
Con đi đêm súng nổ
Vải rụng bến sông trôi...
Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chửa về quê.
Tu hú ơi Tu hú!
Kêu hoài chi vườn xanh?
Ta còn đi đi nữa
Như dòng sông trôi nhanh
Nhắn với chim Tu hú
Cha già vui đợi mong.
Mười năm trong khói lửa
Má con dù nhạt hồng.
Nhưng bao nhiêu em gái,
Đẹp lên mùa vải chín bên sông
Chớp mắt
Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.
Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mềm đưa tơ lướt la...
Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi.
Bỗng anh đăm đắm dõi chân trời
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu (1)
Anh sợ thu về lá lại rơi...!"
- Lá lại rơi rồi lá lại xanh!
- Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!
Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!
Tết mồng năm
Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.
Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mềm đưa tơ lướt la...
Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi.
Bỗng anh đăm đắm dõi chân trời
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu (1)
Anh sợ thu về lá lại rơi...!"
- Lá lại rơi rồi lá lại xanh!
- Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!
Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!
Trở rét
Vuờn cây úa rùng mình gieo lá úa
Ngọn khói chiều cuộn rối nóc nhà tranh,
Trời đầy mây bay về đàn chim nhỏ
Gió điên cuồng xô đẩy luỹ tre xanh.
Trời trở rét! Người làng tôi đã thấy:
Áo mền, áo kép giở ra thi.
Những cô gái, với lá thuốc nhuộm răng đen nháy
Trâu, bò thưa bóng trên bờ đê.
Chân bờ đê trên cánh đồng lúa đỏ,
Nắng mờ tránh vội áng sương lan.
Một nông phu bước nhanh trên bờ cỏ
Miệng phàn nàn tráo trở tiết trời luôn.
Bến đò ngày mưa
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng giầm mưa.
Và giầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lái đậu chơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo,
Vài quán hàng không khách đứng so ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ
Thúng đội dầu như đội cả trời mưa
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
Mưa
Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội
Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi,
Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rợi,
Ao rềnh lên bè rau muống xanh tươi.
Trên nhà vắng gió lùa hơi ướt át,
Cu bé ngồi nhào đất nặn tò te.
Dưới bếp lạnh, lũ gà vào bới rác
Mặc đàn ruồi, đàn nhặng lượn vo ve.
Ngoài đường lội một vài người về chợ
Trĩu gánh hàng như trĩu quang mưa.
Yên ổn nhất trong gian chuồng êm cỏ
Lũ lợn nằm mát mẻ ngủ quên trưa.
Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác
Cánh chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay....
Nữ sĩ Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân sinh năm 1918 tại Ninh Giang. Thân phụ bà là một nhà nho đậu tú tài có ra làm công chức và phải thuyên chuyển nhiều nơi nên bản thân bà cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Lười học, nhưng rất thích văn chuơng, tập làm thơ từ nhỏ. Thoạt đầu, lấy bút hiệu Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.
Bà là nhà thơ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn năm 1939 với tập Bức Tranh Quê - được ví như một bức tranh tĩnh vật bằng thơ trước cách mạng.
Tác phẩm chính của bà gồm có: Bức Tranh Quê (thơ - 1941), Răng đen (tiểu thuyết - 1942), Cuối Mùa Hoa (thơ), Từ Bến Sông Thương (hồi ký), Tiếng Chim Tu Hú, Bên Dòng Chia Cắt (hồi ký văn học).
Bà từng được ca ngợi là một cô nữ sĩ xinh đẹp nổi tiếng đất Kinh Bắc, 17 tuổi đã đoạt giải thưởng Tự lực văn đoàn, làm điên đảo những văn tài thời đó như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Bính, Tú Mỡ...
Quan niệm của Anh Thơ nữ sĩ về thơ: "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kỳ câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến. Tôi yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi".
Điều đáng quý ở nữ sĩ Anh Thơ là bà không tự hào hoặc lớn tiếng tuyên bố về lý do làm thơ rất sang trọng và cao ngạo như nhiều nhà thơ khác. Bà làm thơ từ khi mới 6 tuổi ,lý do rất thật và cũng rất giản dị: " Tôi làm thơ chỉ vì buồn. Cha tôi dạy các anh em trai của tôi làm thơ, tôi ngồi trong buồng nghe lỏm được và làm theo thôi. Khi biết tôi làm thơ, cha tôi giận và thương tôi lắm...".
Biết rõ phận nữ nhi trong gia đình nhà nho truyền thống hiển nhiên phải tập gương sáng công, dung, ngôn, hạnh; phải thấm nhuần đạo tam cương ngũ thường chứ không phải học làm thơ. Tâm hồn nhạy cảm, đặc biệt là nhạy cảm với cái đẹp thường ít khi mang lại hạnh phúc cho mình nhưng Anh Thơ vẫn đến với văn thơ như một “ mối lương duyên “
Năm 1941, thi phẩm Bức Tranh quê của bà ra đời và ngay lập tức được cả công chúng và các nhà thơ mới hân hoan đón nhận, được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự Lực Văn đoàn. Bầu trời thơ ca của của nữ sĩ Anh Thơ rất trong và rất nhẹ nhưng sức lay động tâm hồn người đọc thì cứ như những con sóng nhỏ lan toả mãi không ngừng. Chỉ bằng một vài nét chấm phá bà đã tạo được cả một không gian thơ ám ảnh khôn nguôi về cái đẹp của tự nhiên và nỗi đau khổ của con người:
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời...
hoặc:
Lặng lẽ nhất có vài người thầy bói ?
Bước gậy lần như những bước chiêm bao
Nỗi buồn mang tính phận người lớn đến mức:
Trong đồng lúa cũng bắt đầu khát nước
Lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai .
Đọc những câu thơ như vậy bất giác người ta đặt câu hỏi gợi những liên tưởng xót xa: Tại sao "lũ gái tơ" lại uể oải kéo từng gầu nước một cách cam phận như thế? Cả một cánh đồng lúa đương thì con gái kia có bao giờ đủ nước? Sức mạnh nào cầm tù cái phần sống chính đáng nhất, đáng được tồn tại nhất như vậy? Có lẽ tự bản thân mỗi người sẽ phải tìm cho ra câu trả lời để mà sống tiếp.
Sau thi phẩm Bức tranh quê, nữ sĩ Anh Thơ còn viết tiểu thuyết Răng đen (1942) như một sự nối dài cảm xúc về thân phận người phụ nữ. Từ cảm xúc của thơ ca chuyển thành văn xuôi nên nó có phần dư thừa chất lãng mạn của thơ nhưng hơi thiếu sức nặng thật sự của thể loại tiểu thuyết.
Sau cách mạng, nữ sĩ Anh Thơ tiếp tục làm thơ nhưng cũng như các nhà thơ tiền chiến khác, bà xoay ngược cái nhìn hướng vào nội tâm mình để khám phá thế giới sang cái nhìn hướng ra ngoại cảnh để hân hoan chào đón những con người cụ thể, những địa danh cụ thể:
Nhìn ruộng kê vàng bông rủ bờ tươi
Nhìn hào giao thông nối liền xóm bể
Nhìn trận địa dưới hàng dương liễu rủ
Nhìn nữ dân quân đeo súng quay tơ...
Đã xuất hiện một khoảng cách nghệ thuật rất xa giữa "lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai" với cô "nữ dân quân đeo súng" trong thơ.
Ngoại tám muơi tuổi nhưng bà vẫn đi đọc thơ nhân ngày 8/3, vẫn làm được những bài thơ mới...Có nhiều độc giả đọc thơ bà và họ đã trở thành học trò, thành người em thân quý của bà có lẽ đấy là niềm hạnh phúc tột đỉnh của thơ ca.
Tuổi thơ gắn bó với ruộng đồng, quê hương đầu 1945 theo Việt Minh, tham gia cách mạng, hoạt động trên địa bàn rộng (từ miền xuôi đến chiến khu Việt Bắc). Từng trải qua nhiều công việc: Làm báo, công tác phụ nữ, cứu thương, bình dân học vụ, Văn hóa thông tin, văn công, biên tập viên Nhà xuất bản, tạp chí Tác phẩm mới, bà có điều kiện đi nhiều, hầu như khắp mọi vùng đất mới. Những điều kiện, hoàn cảnh sống và công tác ấy đã ảnh hưởng nhiều đến sáng tác văn học của Anh Thơ. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước đậm sâu tạo nên nét riêng của thơ Anh Thơ.
Nhận định Nữ thi sĩ Anh Thơ , nhà thơ Vũ Quần Phương viết : "Những thi sĩ lớp 1930 - 1945 đã có những cống hiến đặc biệt vào thơ hiện đại Việt Nam. Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ cách mạng sau tháng 8-1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó, tuy chị là người đến sau. Khi chị đến thì phong trào Thơ mới đã ổn định với các tên tuổi tiêu biểu của nó, nhưng chị vẫn có đóng góp riêng: những bức tranh thôn quê xứ Bắc. Cùng với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân... Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình".
Nữ sĩ Anh Thơ, vĩnh viễn ra đi ở cái tuổi 88 .Bà từ trần vào hồi 7g00 sáng 14.3.2005, tại nhà riêng vì bệnh ung thư phổi. Theo ước nguyện của nữ sĩ , thi hài bà sẽ được hoả táng tại đài hoá thân Hoàn Vũ và rước tro về quê cha đất tổ.
Chợ ngày xuân
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên
Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới,
Trên cây đa lấp loáng gió lao xao
Trên những giải lưng điều bay phấp phới,
Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao.
Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc,
Những chàng trai ô mới mở dương vây;
Cười nói, nói luôn mồm và chỗ khác
Mấy cụ ngồi nhắm rượu gật gù say.
Nhưng đông nhất quán hàng người đoán thẻ
Một lão già kính trắng, bịt khăn đen
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên.
Họp chợ
Mới hửng sáng, đàn chim còn ngái ngủ
Trên chòm đa buông rễ ướt bên đình.
Hạt sương sớm đã trao tay gió rũ
Khắp mái lều rung bóng mặt trời xinh.
Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống,
Mấy bà già quẩy đến gánh bèo non.
Mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng,
Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton.
Rồi gạo, vải, bún, quà, rồi bánh trái
Lần lượt bày trong những tiếng lao xao.
Lặng lẽ nhất có vài người thầy bói
Bước gậy lần như những bước chiêm bao.
Đông chợ
Trời nắng dần và nóng dần... ngoài quán
Các người đi đã đội thúng lên đầu.
Chợ ồn lên những tiếng chào mua, bán
Với tiếng người chen chúc gọi vang nhau.
Đây mấy mụ chổng mông lên khảo gạo,
Kia một cô chúm miệng húp canh riêu,
Bác thợ cạo đè vội đầu khách cạo,
Thầy bói ngồi gieo quẻ xuýt xoa kêu.
Bỗng cả chợ đổ xô nhìn... mất sắc!
Một đám người huỳnh huỵch đuổi theo nhau
- À, đó là những người đi bắt cắp!
Họ thản nhiên lại bán lại mua đều.
Đại hạn
Nắng! Nắng suốt trời vàng rãi nắng!
Gió theo mây không biết trốn phương nào.
Vườn chuối rũ héo dần trong im lặng;
Những rau bèo chết cạn cả trong ao.
Ngoài đồng ruộng lúa vàng khô cháy xác,
Nắng chang chang không một bóng râm chừa,
Chó điên dại chạy nhông tìm gió mát.
Trâu buồn rầu nằm đợi vũng tràn mưa.
Rồi chiều đến khi mặt trời lặn đỏ
Mây phương đoài tắm rực một bên sông.
Các cô gái đưa nhau thăm ruộng nỏ
Cuốn dây gầu chán nản tát đồng không.
Vườn xưa
Đây một giàn lan che bóng lan,
Dăm thân tùng trúc đứng nghiêm hàng.
Vài hòn non bộ, nhiều đêm vắng.
Biển cạn đầy trăng, cá đớp vàng.
Và khi vườn chủ tóc như suơng
Gậy trúc lang thang dạo khắp vườn,
Là lúc hồn thơ say ý rượu,
Tìm hồn hoa lạc duơí trăng suông.
Rồi cả vườn cây nghe tiếng ngâm,
Nâng cao hồn mộng quyện huơng trầm.
Sau khi gót hạc dừng hiên nguyệt,
Chen rượu hoa trăng rót mãi vần.
Nhưng nay lạnh lẽo bóng trăng sang,
Lan héo lòng hoa, trúc võ vang.
Cá chẳng đùa trăng, trong biển cạn
Vài hòn non bộ đứng cư tang.
Vì chưng vườn chủ tóc như suơng,
Gậy trúc chiều qua đã dắt đường
Thơ rượu say về tiên giới âý,
Vườn xưa để lạnh bóng trăng suông
Nắng hanh
Mới tinh sương rực góc trời mây lửa,
Cây đứng im từng chiếc lá khô rơi.
Những ao tù nước bèo xanh cạn nửa
Đường ra đồng, như đi trên lá áo tơi.
Mặt trời lên lũy tre xa cháy đỏ
Lão ông chống gậy lần ra sau.
Những đàn bà tung rơm phơi ổ,
Mũi khô dòng, bầy trẻ vắng ruồi bâu.
Ngoài quán chợ với chiếc khăn mỏ quạ
Cô gái làng ghé nón sau bồ cau.
Nhưng nắng hanh cũng làm cô đỏ má
Cho thêm duyên trên miệng thắm quết trầu.
Đám cưới
Tiếng pháo nổ - nổ qua vài tiếng pháo -
Một ông già trịnh trọng rước hương đi.
Cười theo bước, vài chàng trai trâng tráo
Mấy cô nàng bỏm bẻm nhai trầu thi.
Chú rể thẹn, ngập ngừng đưa bước chậm
Quần chúc bâu sột soạt chưa phai hồ.
áo nâu thắm cô dâu nghiêng nón thấm
Đôi má đào trào lệ nhớ nhà cô.
Rồi thì đến một, hai bà lão.
Người vải điều, người cầm chuỗi chinh xu
Hai bên đường lũ trẻ con thao láo
Giương mắt nhìn quên vạch yếm vòi bu.
Bến đò đêm trăng
Mây tản mác ven trời trôi đón gió
Sao mơ hồ thưa bóng lẫn trong sương
Sông lặng chảy một nguồn trăng sáng tỏ
Bóng cô Hằng lơ lửng đứng soi gương
Trên bến vắng chòm si ôm bực đá
Bờ đê cao không một bóng in người
Gió se sẽ bước vào thăm khóm lá
Trước quán hàng vắng lặng bóng trăng soi
Ngoài sông nước đó đây về chở gió
Thuyền lênh đênh trong lớp khói sương mù
Ngồi mơ mộng đầu thuyền cô lái nhỏ
Khua trăng vàng trong nhịp hát đò đưa
Đêm trăng mờ
Sương man mác buông rơi trong lặng lẽ
Mây mờ mờ trôi đến giữa trời sao
Gió nhẹ thở từng hơi dài rất nhẹ
Vì trăng buồn không biết náu nơi nao
Trong làng xóm âm thầm chen mái ngủ
Mấy chòm tre xõa tóc đứng la đà
Vài tiếng chó mơ hồ thưa thớt sủa
Tận cuối làng như tận bãi tha ma
Ngoài đồng vắng lúc vàng xao xuyến gió
Lửa ma thiêng thấp thoáng rọi bên trời
Từng bóng trắng đi êm như hơi thở
Trong trăng mờ lũ lượt dắt nhau chơi
Rằm tháng tám
Trời trong sáng, trăng tròn lơ lửng gió
Đồng mờ sương khóm chuối lặng mơ màng
Những ao biếc, ngâm sao đầy nước tỏ
Bụi tre ngà lơi lả uốn lưng cong
Trong đường xóm trống chiêng chung nhịp nổi
Trẻ con theo sư tử rước vang ầm
Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói
Gái trai làng ra họp hát trống quân
Trong khi ấy phất phơ khăn với áo
Các bà đồng ra điện lễ cười vui
Nghiêm lặng nhất có vài ba ông lão
Thả con thuyền, uống rượu với trăng trôi
Đêm trăng đông
Đêm lành lạnh sương mù bay nhẹ thoáng
Trời trong ao yên lặng ngập mây đầy
Khắp vườn cải trăng vàng hoa lấp loáng
Muôn cánh rờn nhè nhẹ sóng hương bay
Trong bếp, lửa chập chờn bên cối gạo
Mặc tiếng chày thình thịch xuống thời gian
Bạn hàng xóm họp nhau và chuyện hão
Khói thuốc lào mờ mịt tỏa bay lan
Ngoài ruộng lúa, một vài con vạc trắng
Lướt ăn đêm thưa thớt tiếng kêu buồn
Trong khi ấy mông mênh trăng sáng lặng
Lạc ánh vàng lạnh lẽo xuống đồng sương
Con chim tu hú
Nắng hè đỏ hoa gạo
Nước sông Thương trôi nhanh
Trên đường đê bước rảo
Gió nam giỡn lá cành
Bỗng tiếng chim tu hú
Đưa từ vườn vải xa
Quả bắt đầu chín lự
Ngọt như nỗi nhớ nhà.
Cha già thêm tóc bạc
Chống gậy bước lên đồi.
Thương một mùa vải đỏ
Má hồng con đang tươi.
Có chàng qua dạm ngõ
Bỗng khói lửa ngút trời
Con đi đêm súng nổ
Vải rụng bến sông trôi...
Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chửa về quê.
Tu hú ơi Tu hú!
Kêu hoài chi vườn xanh?
Ta còn đi đi nữa
Như dòng sông trôi nhanh
Nhắn với chim Tu hú
Cha già vui đợi mong.
Mười năm trong khói lửa
Má con dù nhạt hồng.
Nhưng bao nhiêu em gái,
Đẹp lên mùa vải chín bên sông
Chớp mắt
Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.
Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mềm đưa tơ lướt la...
Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi.
Bỗng anh đăm đắm dõi chân trời
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu (1)
Anh sợ thu về lá lại rơi...!"
- Lá lại rơi rồi lá lại xanh!
- Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!
Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!
Tết mồng năm
Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.
Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mềm đưa tơ lướt la...
Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi.
Bỗng anh đăm đắm dõi chân trời
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu (1)
Anh sợ thu về lá lại rơi...!"
- Lá lại rơi rồi lá lại xanh!
- Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!
Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!
Trở rét
Vuờn cây úa rùng mình gieo lá úa
Ngọn khói chiều cuộn rối nóc nhà tranh,
Trời đầy mây bay về đàn chim nhỏ
Gió điên cuồng xô đẩy luỹ tre xanh.
Trời trở rét! Người làng tôi đã thấy:
Áo mền, áo kép giở ra thi.
Những cô gái, với lá thuốc nhuộm răng đen nháy
Trâu, bò thưa bóng trên bờ đê.
Chân bờ đê trên cánh đồng lúa đỏ,
Nắng mờ tránh vội áng sương lan.
Một nông phu bước nhanh trên bờ cỏ
Miệng phàn nàn tráo trở tiết trời luôn.
Bến đò ngày mưa
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng giầm mưa.
Và giầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lái đậu chơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo,
Vài quán hàng không khách đứng so ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ
Thúng đội dầu như đội cả trời mưa
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
Mưa
Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội
Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi,
Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rợi,
Ao rềnh lên bè rau muống xanh tươi.
Trên nhà vắng gió lùa hơi ướt át,
Cu bé ngồi nhào đất nặn tò te.
Dưới bếp lạnh, lũ gà vào bới rác
Mặc đàn ruồi, đàn nhặng lượn vo ve.
Ngoài đường lội một vài người về chợ
Trĩu gánh hàng như trĩu quang mưa.
Yên ổn nhất trong gian chuồng êm cỏ
Lũ lợn nằm mát mẻ ngủ quên trưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét