Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

KHÔI PHỤC ĐẠI BÁI QUÁN HOÀNG XÁ - TÂM NGUYỆN CỦA NGƯỜI HOÀNG XÁ

PHẦN I – QUÁN HOÀNG XÁ MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
VỚI BỀ DẦY LỊCH SỬ




Quán Hoàng xá nguyên là ngôi miếu cổ. Theo câu đối ở tiền sảnh Đại bái thì miếu dựng từ thời vua Hùng XVII “Viên lập nguyên miếu tự Hùng Duệ Vương dĩ lai”
Thần phả ghi :  “ Tuân lệnh của Hùng Duệ Vương sau hai ngày Quý Minh đem 5000 tinh binh về trấn giữ ngăn quân Thục. Người Hoa Đình cảm phục ân đức đến xin Người rằng : ” Dĩ uy đức phục chi, thỉnh nhân thử kim đồn vi sở, hậu vi miếu tự “

Sau khi Ngài qua đời, vua sai sứ giả về giúp dân dựng miếu trên đất đóng binh xưa (Nay là bưu điện huyện Ứng Hòa- giữa thị trấn Vân Đình)

Truyền thuyết kể rằng miếu rất thiêng. Dân thôn cầu gì đều ứng nghiệm. Ai đi qua mà không xuống ngựa hạ võng đều bị Ngài phạt tức thì. Miếu tồn tại nơi này đến cuối thế kỷ thứ 18.
Thời chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782), một lần chúa cùng Huệ Phi đi thăm Hương Tích, trên đường về có dừng chân nghỉ ở Hoàng Xá.  Voi chúa buộc ở nơi đây, voi quậy phá phóng uế bừa bãi, bị Ngài vật chết tươi.
Dân làng bị Trịnh Sâm phạt vạ ( 
Xem sự tích mả ông voi )

Miếu phải dời vào giữa làng ngay chợ , cách Đình khoảng 200m ( Trên nền đất nhà ông Đình Thiệu hiện nay ).
Từ ngày miếu chuyến đến nơi này dân làng không thịnh. Các bô lão đồ rằng giữa chốn ồn ào chợ búa Ngài không hài lòng.

Sau khi chọn được kiểu đất” Tống thủy đáo đường, tiền hữu án chẩm, hậu hữu long bào” giống thế đất ngày đầu dựng miếu ở hướng đông nam làng ( Xóm làng bây giờ), khi xin âm dương Ngài chấp thuận, dân làng chuyển miếu lần thứ III.
Việc di chuyển lần này mất 10 năm ( 1869 – 1878) “Cải tạo tân cung Tự Đức Mậu Dần y thủy “. Hiện nay trong cung còn câu đối do thượng thư Dương Lâm cho chữ :” Thập tải miện lưu, vân vũ mãn thiên, tình nhất nhật.
Tam thiên miếu vũ, giang sơn thử địa, hựu thiên thu.” 

Lưu truyền lại rằng : Ngày cất nóc trời rất đẹp, đến xin chữ cụ thượng mới cho như vậy, ắt hẳn Ngài ưng ý và phù hộ.
Từ đó dân làng mỗi ngày một thịnh vượng.

Phần chính Quán làm theo kiểu chữ TAM , phía trước là đại bái 5 gian rộng mái thấp, nóc có dấu vuông, cuối bờ nóc có nếp bệ, trông tựa một ngôi chùa của một miền quê hiền hậu. Bên trong có bầy hương án và các nghi trượng phục vụ hành lễ.
Liền sau là trung cung – lầu hình vuông hai tầng tám mái cong , đứng trên bốn cột chính bằng gỗ lim. Bốn bề không có tường bao chỉ có cột xà, mái. Giữa hai tầng mái đều trang trí những bức phù điêu rồng, phượng, hoa lá cách điệu một cách công phu. Các chồng giường, đầu kẻ đều đẽo gọt, họa hình linh vật rồng, li. Giữ các xà ngang chạm hình cúc dây, ống quyển, bầu rựơu túi thơ.
Có thể nói trung cung là một công trình kiến trúc đẹp, cầu kỳ, được dựng trên nền đặt đỉnh trầm.
Bức hoành phi “ Linh quang vị thiên” đã khẳng định ở đây linh thiêng, vẻ vang, sán lạn. Những câu đối trên cột cái tái khẳng định sự linh thiêng của Quán.
“ Cổ miếu trùng tân, sơn thủy hoát nhiên, hối nhật nguyệt
Thần cao y cựu, trừ tư trường thử, hộ phong vân “
( Nghĩa là : Miếu xưa nhiều lần sang sửa làm mới, núi sông thông thoáng, mặt trăng, mặt trời, trở lại trong sáng hơn.
Nơi Ngài ngự vẫn bên sông nước như xưa, gió mây mãi mãi đẹp muôn đời)


Hậu cung là 3 gian cao, hẹp lòng. Đầu đốc nối vuông giữa nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời. Phía trước hai tầng mái lượn. Giữa hai mái trang trí gạch hoa sứ. Một kiến trúc thâm nghiêm nhưng lại sáng sủa. Gian giữa, trên bệ có khám và ngai thờ Thánh, Bài vị ghi “ Trung lượng linh diệu định cát thượng đẳng thần”. Hai gian bên có bệ thờ các văn võ bộ hạ của thánh.
Có 3 cửa vào hậu cung. Cửa giữa không để đi, phía ngoài là bức của võng sơn son thếp vàng 4 chữ “ Cung chúc thánh cung”. Hai của hai bên ghi “ Cửu văn, cửu vũ”
Phía trước Đại bái là sân lát gạch rộng,trồng cây cảnh quý. Hai bên sân là tả mạc, hữu mạc. Cùng hàng với hồi tả hữu là hai cột trụ biểu nội nghi môn nối với hai cột trụ biểu lớn phía ngoài.
Tổng thể Quán có kiến trúc truyền thống “ Nội công, ngoại quốc”
 Quán Hoàng Xá nay chỉ còn hậu cung và Trung cung  là nguyên vẹn. Đại bái đã xụp, nát phải dỡ bỏ cùng với tả mạc, hữu mạc.





PHẦN II – QUÁN HOÀNG XÁ TRƯỚC NGÀY ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN DI TÍCH VĂN HÓA
Một thời gian khá dài, Quán Hoàng Xã do không có điều kiện duy tu, bảo dưỡng và sủa chữa nên xuống cấp, lo lắng vì đại bái có thể sập bất cứ lúc nào nên dân làng đã đưa ngựa, kiệu, và binh khí thờ tự Ngài về Đình Hoàng Xá.  HTX còn tận dụng xây kho chứa vật tư nông nghiệp, sân quán cũng trở thành sân chung phục vụ cho các hoạt động của HTX.

Dù xuống cấp nhưng Quán Hoàng Xá vẫn là một di sản văn hóa linh thiêng của làng. Nơi đây luôn là nơi tâm linh che chở và cứu rỗi cho những người dân xóm Hồng Thanh nói riêng và thôn Hoàng Xá nói chung.
Kiến trúc, lịch sử tồn tại và sự linh thiêng của quán thực sự sứng đáng là một di tích văn hóa tầm cỡ quốc gia, có điều  cần thời gian để các cơ quan có thẩm quyền xác nhận và công nhận.

Đời sống vật chất của thôn Hoàng Xá được nâng cao, người dân Hoàng Xá luôn tin rằng  có sự che chở của Thần Hoàng làng .
Mong muốn được chỉnh trang lại những chốn linh thiêng  đã trở thành tâm nguyện của người dân Hoàng Xá tại khắp mọi miền của tổ quốc cũng như ở nước ngoài.




Ngày 14 tháng 12 năm 2015 nhằm ngày mồng 4 tháng Mậu Tí năm Ất Mùi  tại Quán thôn Hoàng Xá đã diễn ra lễ ĐỘNG THỔ tu tạo di tích văn hóa Miếu Thành Hoàng ( Quán) được coi là thời điểm chính thức  khởi động chương trình cải tạo, sửa chữa duy tu các công trình tâm linh của làng nói chung và Quán nói riêng



Kinh phí tôn tạo, sửa chữa, làm mới được người dân Hoàng Xá sống và làm việc ở mọi miền của tổ quốc và những người nặng tình với thôn Hoàng Xá, phát tâm công đức.  


Không thể kể hết những tấm lòng vàng đã cung tiến vật chất, tiền bạc, và những ngày công lao động để khuôn viên khu vực Quán như được thay da đổi thịt.
Liệt kê một vài công trình kiến trúc tái tạo mới mà do người Hoàng Xá cung tiến để thấy tình yêu quê hương của người Hoàng Xá là vô tận,
1. Gia đình ông Đỗ Đặng Huy cung tiến 04 cột đá (Trị giá khoảng 96 triệu VNĐ)
2. Chị Đỗ Kiều Tâm ( Con gái ông Đỗ Đặng Quyết) cung tiến bức bình phong(Trị giá khoảng 41 triệu VNĐ)
3. Ông Đặng Nhật Minh ( Con Cụ Lực) và ông Dương Văn Hòa ( Con cụ Tái) cung tiến toàn bộ gạch đỏ lát sân quán
4. Gia đình ông Nguyễn Văn Bổng ( Hồng Thanh Hoàng Xá ) công đức gạch lát hậu cung và trung cung ( 80 m2 )
5. Gia đình ông bà Hòa Khá công đức toàn bộ gạch dán bệ thờ ( 30 m2)
6. Gia đình  ông Đặng Văn Uẩn cung tiến đài hóa (Trị giá khoảng 32 triệu VNĐ).
………

Những nghĩa cử đầy tính nhân văn không chỉ được ghi lại trong  cuốn sổ vàng  ghi danh công đức của THÔN HOÀNG XÁ mà trường tồn mãi trong lòng cháu con người Hoàng Xá


  
 Ngày 28 tháng 4 năm 2016 Làng Hoàng Xá vui mừng được đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Toàn bộ quần thể Quán Hoàng Xá không chỉ còn là nơi tâm linh của riêng dân Hoàng Xá mà đã chính thức là di sản văn hóa được bảo vệ giữ gìn.











 Sau lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử,  nhân dân Hoàng Xá bắt đầu chỉnh trang lại các quần thể thuộc về di tích lịch sử đó là việc  tôn tạo làm mới  cảnh quan ao quán tương xứng với giá trị kiến trúc nghệ thuật của Quán. 
Xây kè xung quanh ao, phá con đường ngăn giữa ao thành một hồ nước liên thông và cho đấu thầu trồng hoa sen. Chưa đến một năm sau, chính người Hoàng Xá cũng ngỡ ngàng với cái ao quán mà truyền tụng rằng đó là nơi xưa kia cha ông đã lấy đất làm nền xây dựng quán





PHẦN III – MONG ƯỚC CỦA NGƯỜI HOÀNG XÁ & NHỪNG VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN ĐÃ CUNG TIẾN  ĐỂ MAI NGÀY XÂY LẠI ĐẠI BÁI

Như đã nói ở trên, quần thể kiến trúc Quán Hoàng Xá do thời gian và ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh nên toàn bộ Đại Bái đã phải dỡ bỏ do xuống cấp quá trầm trọng.
Sau đởt chỉnh trang, tu bổ vào cuối năm 2015 đầu năm 2016 Quán Hoàng Xá đã phần nào thỏa nguyện mong muốn của toàn dân thôn. Song le khi bước vào sân quán, phía trước trung cung  ta  vẫn thấy một khoảng sân nền xi măng  không được lát gạch đỏ?





Không phải vì làng không đủ tiền để lát nốt đoạn trống đó mà chỗ ấy chính là nền của Đại Bái. Sau hi tu bổ lại Quán, các cụ vẫn yêu cầu  để lại khoảng trống đó như một lời nhắc nhở rằng “ ĐÂY LÀ VỊ TRÍ  NỀN ĐẠI BÁI, TRONG QUẦN THẺ KIẾN TRÚC CỦA QUÁN, DÂN LÀNG TA  MỘT KHI CÓ CƠ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN PHẢI XÂY DỰNG LẠI “


Xây dựng lại Đạu Bái trên nền cũ trả lại quần thể kiến trúc Quán Hoàng Xá là tâm nguyện, và mong muốn của người dân Hoàng Xá. Có điều đây là một công trình kiến trúc cần một nguồn vốn xây dựng không nhỏ đòi hỏi sự phát tâm của toàn thể người dân Hoàng Xá trên khắp mọi miền của tổ quốc cũng như những người nặng tình với quê hương Hoàng Xá.


Đề án xây dựng đại bái tại quán dường như chỉ mới bắt đầu nhưng đã nhận được rất nhiều tiếng nói ủng hộ của người Hoàng Xá. 




 Cụ Đặng Viết Đốm năm nay đã 97 tuổi, cái tuổi thuộc “ MỆNH TRỜI| “ vậy mà tháng 5 năm 2017 khi cụ bị mệt không ra đình được đã mời Lãnh đạo thôn và BCH chi hội người cao tuổi vào nhà để nói tâm nguyên của mình là được nhìn thấy Đại Bái. Cụ mở tủ lấy ra 2.000.000 đ và nói là : Tôi xin công đức 1.000.000 đ vào lễ hội làng 20 tháng 8 năm Đinh Dậu và 1.000.000.đ xây dựng đại bái.




Anh Đặng Duy Hiệp – Kiến trúc sư trẻ  đã xin phép làng  được  công đức thiết kế phối cảnh  quần thể Quán và thiết kế chi tiết Đại bái.


 Nhân dịp Lễ Hội Làng, mọi người cũng bàn bạc về xây dựng Đại Bái với sự quyết tâm và lòng mong mỏi. Khi phát tâm công đức nhiều gia đình đã đề nghị ghi rõ phần công đức giành cho xây Đại Bái.
- Gia đình ông Đỗ Đặng Lộc cùng các con công đức  1.000.000 đ
- Sư thầy Thích Đàm Thanh trụ trì chùa công đức 1.000.000 đ
- Đỗ Đặng Thu Xóm Hồng Thái công đức 1.000.000 đ
- GĐ ông Đỗ Đặng Thịnh ( Lua) công đức 1.500.000 đ
- Ông Nguyễn Tất Cường Xóm Hồng Phong công đức 500.000 đ
- GĐ ông Đỗ Đặng Toàn (Lý)  Xóm Hồng Thái công đức 1.000.000 đ
- Đặng Thị Hằng ( Con ông Đại Hạnh) công đức 500.000 đ
- Đặng Thị Hường ( Đại Hạnh ) công đức 500.000 đ
- Pjhamj Quốc Thêm Xóm Hồng Phong công đức 5000.000 đ
- Hồ Đức Hòa Xóm Hồng Thái công đức 500.000 đ
- Cao Thị Hường và các em  công đức 1.000.000 đ
- Đặng Thị Thạch ( Lựu) 541 Trường Chinh công đức 1.000.000 đ
- Cao Khắc Minh Xóm Hồng Phong công đức 500.000 đ
- Nguyễn Văn Dũng ( Hiền) Xóm Hồng  Phong công đức  500.000 đ
- Đặng Thị Xuân Xóm Hồng Phong  công đức 500.000 đ

Có thể nói đây là những viên gạch móng đầu tiên bằng tấm lòng vàng cung tiến xây dựng Đại Bái.
Vạn sự khởi đầu nan, chắc chắn rằng khi chính quyền thôn Hoàng Xá thông báo kế hoạch chi tiết xây dựng Đai Bái sẽ nhận được sự ủng hộ của người Hoàng Xá trên khắp moị miền của tổ quốc cũng như ở nước ngoài và tấm lòng của những người yêu mến thôn quê.

Nguồn :  Bài viết có sử dụng tư liệu của nhà giáo Đặng Đình Thiêm
và  một số ảnh của cụ Nguyễn Tất Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét