Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

TIN BUỒN


SƯ CỤ  THÍCH ĐÀM HÂN
Trụ trì chùa Bà Trà -  Chùa làng Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình , Ứng Hòa, Hà Nội.
Do niên cao lạp trưởng, Sư cụ đã thu thần viên tịch vào lúc 22h30 phút ngày 31tháng 3 năm 2014 (nhằm ngày 01 tháng 03 năm Giáp Ngọ) tại chùa Bà Trà -  Thôn Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình , Ứng Hòa, Hà Nội. 

Trụ thế: 89 năm Hạ lạp: 82 năm
Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 17h00 ngày 01tháng 4 năm 2014 (ngày 02 tháng 03 năm Giáp Ngọ). Kim quan được tôn trí tại chùa Bà Trà -  Thôn Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình , Ứng Hòa, Hà Nội.

Lễ viếng bắt đầu vào lúc 18h30 ngày 01tháng 4 năm 2014 (ngày 02 tháng 03 năm Giáp Ngọ) đến 7h30 ngày 03 tháng 4 năm 2014 (tức ngày 04/03 năm Giáp Ngọ).

Lễ truy điệu được cử hành lúc 8h00 ngày 03 tháng 4 năm 2014 (ngày 04 tháng 3 năm Giáp Ngọ), sau đó cung thỉnh kim quan sư cụ Thích Đàm Hân an táng tại khuôn viên sau chùa Bà Trà -  Chùa làng Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình , Ứng Hòa, Hà Nội.


Nay Cáo Phó

TM Ban tổ chức lễ tang
- Mặt trận tổ quốc thôn Hoàng Xá
- Chi Hội người cao tuổi thôn Hoàng Xá
- Sư thầy Thích Đàm Hương

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

TẾT HÀN THỰC - CHUYỆN VỀ ÔNG GIỚI TỬ THÔI




Cứ đến ngày mồng ba tháng ba âm lịch, nhà nhà đều lo đĩa bánh trôi, bát bánh chay đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Ðó là Tết "Hàn thực" hay "Tết ăn nguội".

Tết này nguồn gốc từ đời nhà Tấn ở Trung quốc. Tích cổ ghi lại  rằng: Tấn Văn Công Trùng Nhĩ  vốn là Thái tử song bị vua cha ghét bỏ, phải chạy trốn ra nước ngoài cùng với mấy người tôi trung thành. Trong số đó có một người trung thực, có khí tiết và rất tận tuỵ với Thái tử đó là ông Giới Tử Thôi.
Lần nọ, Tấn Văn Công dẫn đại thần sang nước tề lánh nạn, mọi người đều đã đi rất nhiều ngày, tinh thần mệt mỏi, sức đã kiệt, ngay lương thảo cũng đã dùng hết. Họ vừa đói vừa khát, không còn ai gắng gượng nổi nữa, phải dựa vào gốc cây bên đường nghỉ đỡ.
Trùng Nhĩ là người quen thói sống trong cảnh giàu sang, nào chịu nổi cảnh khổ thế này, ông dựa bên gốc cây mà thở dốc. Giới Tử Thôi thấy vậy trong lòng rất đau đớn, ông lặng lẽ đứng lên và đi vô rừng cây.
Không lâu, Giới Tử Thôi bưng ra một tô canh thịt thơm phức. Trùng Nhĩ sau khi tiếp lấy, liền hối hả ăn sạch láng tô canh.
Trùng Nhỉ ăn xong, cảm thấy mùi vị rất lạ bèn hỏi Giới Tử Thôi:" Ở đâu mà ông có được tô canh thịt này?"
- Đó là thịt ở vế tôi. Vì muốn cho ngài có sức để tới nước Tề, sau này trở về nước mà trị quốc cho tốt, tôi tình nguyện cắt thịt cho ngài ăn đỡ đói.
Trùng Nhĩ nghe nói hết sức cảm động, nước mắt ông nhỏ dài và bảo Giới Tử Thôi: "Ơn sâu nặng, biết đến bao giờ ta trả được".
 Sau 20 năm khổ ải, Thái tử trở về nước và lên ngôi Vua, còn Giới Tử Thôi, sau khi cùng Vua trở về Kinh đô, do mẹ đã già yếu, chẳng còn đi đứng được một mình ông trở về nhà tiếp tục làm nghề khâu giày để nuôi mình, nuôi mẹ.
Vua Tấn Văn Công không quên ơn biết bao người đã giúp ông trong 20 năm hoạn nạn, người thì phò Thái tử, người thì giúp cơm ăn hay tiền của, người thì hợp sức đánh bại những kẻ thù để ông có được ngày hôm nay. Vua ban thưởng cho tất cả những ai đã giúp đỡ ông, dù chỉ là chút ít nhưng riêng Giới Tử Thôi thì Vua quên mất, chẳng hỏi han, chẳng ban thưởng.

Nhiều người vì ông mà bất bình. Mẹ của Giới tử Thôi khuyên con cũng nên đi đòi hỏi việc phong thưởng. Nhưng Giới Tử Thôi thản nhiên nói:" Con không thể làm vậy! Chẳng thế con không phải là quân tử, mà là tiểu nhân. Hiện tại có một số người tham công thiên hạ, tất cả gom thâu về mình, thế chẳng là như đạo tặc trộm lấy tiền người khác sao? Con vốn có ý định lui về ở ẩn, chẳng muốn mượn danh tiếng này. Đã lui ẩn thì hà tất phải to ra mình như thế nào làm gì?
Mẹ thấy con quyết đoán như vậy, bèn đồng ý theo ông cùng vào núi sâu ở ẩn.

Tin này đồn đãi đến tai Tấn Văn Công. Tấn Văn Công chợt tỉnh ngộ và hết sức hối hận. Ông tự mình dẫn người lên núi tìm Giới Tử Thôi, nhưng tìm khắp núi cũng không thấy bóng hình hai mẹ con.
Có người vì Tấn văn Công mà nghĩ ra một biện pháp, nói là cho đốt núi, khiến Giới Tử Thôi không thể không ra. Tấn Văn Công một lòng muốn mau gặp Giới Tử Thôi, liền chấp nhận biện pháp này. Lửa hừng hực cháy, cỏ cây trên núi bị đốt khô, dã thú chạy tán loạn, nhưng lại không thấy người ra.
Khi lửa đã tắt mọi vào rừng tìm , cuối cùng ở dười một gốc cây to đã cháy thành than, người ta thấy thi thể của hai vật ôm lấy nhau, ấy chính là Giới Tử Thôi và mẹ ông.


Tấn Văn Công nhìn tình cảnh thế này không khỏi thất thanh buông tiếng khóc, không ai không cảm động dâu sắc trước phẩm chất cao thượng của Giới Tử Thôi - chỉ cầu báo quốc, không cầu công danh.

Tống Văn Công truyền lệnh xây miếu thờ hai mẹ con Giới Tử Thôi. Ngày đốt rừng là ngày mồng ba tháng ba. Dân chúng được tin về cái chết của Giới Tử Thôi vô cùng thương xót. Và từ năm ấy, đến ngày mồng ba tháng ba ở Trung quốc ngày xưa, người ta không đốt lửa, bởi vì lửa gợi nhớ đến cái chết bi thảm của Giới Tử Thôi. Ngày ấy, người ta ăn nguội, gọi là "hàn thực", và mỗi nhà cắm một cành liễu để chiêu hồn người chết oan. Ngày mồng ba tháng ba sau này trở thành một ngày Tết tưng bừng, ít ai nhớ đến bi kịch Giới Tử Thôi.

ST & BS

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH



Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định)
Lên ba tháng tuổi, ông mồ côi mẹ. Sau đó, cha ông đi thêm bước nữa. Vì thế về sau khi gia cảnh rơi vào khó khăn thì ba anh em ông được bên ngoại ở thôn Vân Tập cùng xã Đồng Đội với quê nội đón về nuôi
Thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm bù lại thiên phú cho Nguyễn Bính tài tài thơ đến kinh ngạc.

Chuyện kể rằng Năm Nguyễn Bính mười ba tuổi ,hội Phủ Giầy tỉnh Nam Định quê ông có tổ chức một cuộc thi thơ. Đề thi là tả cảnh chọi gà trong ngày hội. Trong lúc mọi người đang loay hoay làm bài, người ta đã thấy một cậu bé con bước vào chỗ ban giám khảo đang ngồi để nộp bài. Đó chính là Nguyễn Bính. Sau khi xem xét cân nhắc, ban giám khảo quyết định chấm ngay giải nhất cho bài thơ và dùng loa để đọc to bài thơ lên giữa sân đình cho mọi người cùng thưởng thức tiếng trong vỗ tay không ngớt của hàng ngàn người đang dự hội thơ.

Trong bài thơ tả cảnh chọi gà đó, ngoài sự độc đáo về mặt nghệ thuật thì chỗ làm tất cả mọi người, từ ban giám khảo đến người tham dự phải tâm phục khẩu phục là hai câu kết. "Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" mà Tác giả đã lấy hai câu ca dao để đưa vào bài thơ tả cảnh chọi gà một cách thật thú vị và đầy ý nghĩa.

Lại có chuyện kể về sự si tình của Nguyễn Bính năm ông mười bốn tuổi : Một buổi đang ngồi xem hầu bóng trong Hội Phủ Giầy ông thoáng thấy một cô gái trạc tuổi mình cùng mẹ đi ngang qua. Cô bé người cao dong dỏng mặc áo cánh sen thắt lưng hoa lý , với cảm giác lạ lùng như là cô bé vừa thoát ra từ bức tranh Tố Nữ. Ông vội vàng chạy theo. Khi nhìn được khuôn mặt cô bé, ông ngơ ngẩn như người mất hồn. Cả buổi hôm ấy, ông cứ đi theo hai mẹ con họ, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn.
Rồi trong nhiều ngày sau nữa, ông luôn luôn đi theo bên họ. Đến ngày thứ tư, ông lén dúi được vào tay cô bé mảnh giấy có mấy câu thơ như sau:
"Em ở cõi trần hay cõi tiên?
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc Thánh dâng người một trái tim".
Cô gái nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy nhưng ngó lơ đi nơi khác. Từ đó hình ảnh cô bé trẩy hội Phủ Giầy đầu chít khăn nhung thả tóc đuôi gà từ đó luôn lẩn quất trong tâm hồn ông.

Gia đình nghèo 15 tuổi. Ông đến Hà Nội, tới phố Hàng Bồ, gia nhập vào đội quân bán báo lẻ và chính thức từ đó bước vào cuộc đời nay đây mai đó
Thơ Nguyễn Bính mang màu sắc của từng nơi ông đã đặt chân đến và chính những bài thơ mang nét thôn quê đã nâng Nguyễn Bính có một vị thế trong tao đàn văn học VN tiền chiến.

Bài thơ Xa cách, được Nguyễn Bính sáng tác vào năm 1938 tại Phú Thọ .Đây là bài thơ đặc biệt nhất của Nguyễn Bính. Chất dân gian trong thơ nhiều đến nỗi hầu như nó chính là một bài ca dao.
Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em
Quãng thời gian lưu lạc trên những vùng đồi núi sơn cước có lẽ làm ông thỏa chí tang bồng lắm,
Buổi chiều uống rượu làm thơ
Buổi trưa đi đốt lá khô trên đồi
Lá khô là lá của trời
Thơ tôi là để riêng tôi tặng nàng
Tuy vậy ở nơi đất khách quê người, dù sao buồn vẫn nhiều hơn vui. Có những đêm giao thừa lạnh lẽo hiu quạnh ở miền biên ải, ông hoài vọng:
Có phải đêm nay trời mới tối
Đêm nào trời cũng tối như đêm
Ải xa không pháo giao thừa nổ
Mưa rét tơi bời mưa rét thêm
Vườn cũ hoa mai chắc nở rồi
Cành mai ai gửi đến xa xôi
Mẹ ơi! Một sớm thăm hoa rụng
Nhặt giữ giùm con dăm cánh thôi

Có lẽ lây thói quen của người sơ cước nên Nguyễn Bính thích uống rượu ? hay là “ Bệnh “ nghề nghiệp ? nhưng chắc chắn hơi men đã có mặt trong nhiều bài thơ hay của NB :
Ở đây chiều xuống rất mau
Bình minh lên sớm, tôi sầu bơ vơ
Rượu say từ sáng đến giờ
Nhớ người, tôi nhớ mãi từ hôm lên
Quả thật là một người thường hay say rượu thông tầm mới có cái cảm giác "sầu bơ vơ" khi uống rượu từ sáng sớm say đến chiều tối, tỉnh giấc nhìn ra bên ngoài thấy hoàng hôn sắp đổ xuống.
Chiều lại buồn rồi em vẫn xa
Lá rừng thu đổ nắng sông tà
Chênh chênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà
Chính cái cảnh nâng chén để quên sầu mà thơ tả cảnh đường rừng thật đẹp.
Đồi lau gió lạnh phất cờ
Tán bàng đã rụng đôi tờ huyết thư
Sương buông, chiều xuống lững lờ
Thịt rừng nướng ngậy, rượu vò bốc men
Điếm canh tuần tráng thay phiên
Bước đi nhập nhoạng nâu chen lẫn chàm
Quả là bức tranh phố rừng sinh động hơn những câu thơ này. So sánh những lá bàng cuối thu như những tờ "huyết thư" hay là tả cái cảnh những tuần điếm lẫn vào trong đêm tối chập choạng "nâu chen lẫn chàm" thì thật là tuyệt diệu! đến kinh ngạc

Nguyễn Bính bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ của mình là về làng quê. Những bài thơ như Mưa xuân, Chân quê, Lòng mẹ, Cô láng giềng ,Thời trước... đều được được coi là những bài thơ về làng quê hay của ông , tựa như những bức tranh làng Hồ được ông vẽ bằng thơ.
Xóm Tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thở ngắn than dài
Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa
Hay :
Lợn không nuôi, đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều
Bằng những câu thơ mang hơi thở làng quê của mình, Nguyễn Bính đã góp phần giữ cho dòng thơ giữ nguyên bản sắc không đi quá xa đến mức trên văn đàn thời đó tràn ngập những câu thơ ảnh hưởng nặng nề thơ Pháp.
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Bóng dáng thành thị xuất hiện trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, trong thơ Nguyễn Bính vào năm 1940:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng có để một tơ vương
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác
Góp lại đường đi, vạn dặm đường
Và thật đáng ngạc nhiên, khi rời bỏ cây đa giếng nước của làng quê để viết về phố phường thơ ông lại vẫn đẹp và hay như vậy
Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh

Có lẽ sự kiện đặc biệt nhất trong đời thơ Nguyễn Bính là việc Tuần báo Tiểu thuyết thứ năm đăng tải bài thơ "Lỡ bước sang ngang" của ông vào năm 1939.
Bài thơ đã tạo ra một sự say mê cuồng nhiệt trong lòng độc giả, nhất là những độc giả nữ. Người ta chuyền tay nhau để đọc, để chép bài thơ. Nhiều người không biết chữ nhưng vẫn thuộc lòng Lỡ bước sang ngang. Các bà các chị dùng nó để ngâm vịnh cho nhau nghe, để hò ru con ngủ. Bài thơ đã tạo nên một hiện tượng văn học kỳ lạ chưa từng có. Nó được phổ cập từ Bắc chí Nam. Đâu đâu người ta cũng đọc Lỡ bước sang ngang, cũng nói chuyện về Lỡ bước sang ngang.
Trong một thiên hồi ký của mình, học giả Trần Bạch Đằng kể ông từng phải đọc đi đọc lại Lỡ bước sang ngang cho cố Tổng bí thư Lê Duẩn nghe để ông quên mệt trong một lần tránh Tây đi càn.
Giai thoại về tạp thơ viết tay Lỡ bước sang ngang được một nhà thầu khoán hiện sinh sống ở Pháp yêu thơ vẫn còn lưu giữ ,mua với cái giá tính ra khoảng 20 triệu đồng hiện nay quả là một chuyện hiếm có trong văn chương.

Trên hành trình rong chơi, Nguyễn Bính đã nhiều lần đến Huế. "Xóm Ngự Viên" và "Giời mưa ở Huế".có thế nói là đặc trưng thơ Ông viết về Huế
Xóm Ngự Viên - Đấy là tâm trạng hoài cổ, thể hiện bằng sự tiếc nuối bâng quơ những vàng son quá khứ.
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
Giời đem hoa cỏ giả vườn tiên
………….
Khách du buồn mối buồn sông núi
Núi lỡ sông bồi cảnh biến thiên...
Ngự viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
Với Nguyễn Bính, ông còn là một nhà thơ thèm đi từ trong máu thịt. Ông muốn đi, muốn đến, muốn lang thang khắp đất trời và ông đã có tới ba lần hành trình về phương Nam
Sống là sống để mà đi/
Chuyến tàu bạn hữu, chiếc xe nhân tình"
Nguyễn Bính được nhiều anh em văn nghệ sĩ phương Nam đón nhận thật chân tình. Lại viết báo, làm thơ để kiếm sống như thời kỳ ở Hà Nội và thơ Nguyễn Bính là một thứ thời thượng của báo chí Sài gòn hồi ấy.
Ở mãi kinh kỳ với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền
Xuống Hà Tiên, Nguyễn Bính bắt tay vào sáng tác một trường ca, lấy cảm hứng từ cô cháu gái của Mộng Tuyết. Chẳng rõ thế nào mà nửa đường đứt gánh, Nguyễn Bính vội vã bỏ xứ Hà Tiên, bỏ luôn trường ca đang dang dở.
Ông đã là một con người của công chúng, tiếng tăm nổi như cồn nhưng éo le thay cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày vẫn làm ông mệt mỏi. Điều mâu thuẫn này thường đến với nhiều người tài như vậy. Cũng vì cơm áo nên nhiều người không thoát ra được vòng luẩn quẩn:
Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây
Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Nguyễn Bính đi Hậu Giang theo yêu cầu công tác "bí mật quân sự" từ đó Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội.

Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.Vì thế, đến năm 1958, Nguyễn Bính bị chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đời.

Ông mất tại quê nhà Nam Định ngày 20 tháng 1 năm 1966 trong một buổi chiều giáp tết, khi chơi xuân ở nhà người quen. 58 tuổi, ông ra đi như câu thơ ông viết:
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi


Trường Huyện
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ
Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tuởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ .
Em đi phố huyện tiêu điều quá
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi .

Mùa Xuân Xanh
Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Trời ở trên cao, lá ở cành.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng quanh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh,
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là chiếc thắt lưng xanh.

Lòng Yêu Đương
Yêu yêu yêu mãi thế này!
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu
Một hai ba bốn năm chiều rồi… thôi
Nơi này chán vạn hoa tươi
Để yên tôi hái đừng mời tôi lên
Một đi làm nở hoa sen
Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan
Ai yêu như tôi yêu nàng
Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh
Chung nhau dựng một trường đình
Thờ riêng một vị thần linh là Nàng….

Qua Nhà
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi nhiều hoa …
(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)
Một hôm thấy cô cười cười
Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mếch lòng
Biết đâu rồi chả nói chòng :
” Làng mình khối đứa phải lòng mình đây! ”
Một năm đến lắm là ngày
Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng.
Từ ngày cô đi lấy chồng,
Gớm sao có một quãng đồng mà xa.
Bờ rào cây bưởi không hoa,
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.
Lợn không nuôi, đặc ao bèo,
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn.
Giếng thôi mưa ngập nước tràn,
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều .

Thời Trước
Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay
Chồng tôi thi đỗ khoa này
Bõ công đèn sách từ ngày lấy tôi
Kẻo không rồi chúng bạn cười
Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa .
Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
“Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng”
Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem .
Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem giăng giải lên trên vườn chè.

Xuân Về
Đã thấy xuân về với gió đông .
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam mô

Cánh buồm nâu
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Kh
ǎn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái kh
ǎn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ
ǎn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Mưa xuân
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh n
ǎm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Lòng thấy gi
ǎng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
N
ǎm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?

Tương tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đỏ thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành;
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai biết, ai người biết cho.
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Cây bàng cuối thu
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió lá luồn qua song.
Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!
Quạnh hiu như tấm thân này
Lại âm thầm sống những ngày gió mưa...
Em với anh
Lòng em như quán bán hàng
Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi.
Lòng anh như mảng bè trôi
Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều.
Lòng anh như biển sóng cồn
Chứa muôn con nước nghìn con sông dài
Lòng em như thể lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu
Lòng anh như hoa hướng dương
Tr
ǎm nghìn đổ lại một phương mặt trời.
Lòng em như cái con thoi
Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành
Những bóng người trên sân ga
Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày.
Có lần tôi thấy hai cô gái
áp má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
"Đường về nhà chị chắc xa xôi?"
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.
Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài
Chị mở kh
ǎn giầu anh thắt lại:
"Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi."
Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tầu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.
Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân li.
Những chiếc kh
ǎn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Thôi nàng ở lại
Hoa đào từng cánh rơi như tưới
Xuống mặt sân rêu những giọt buồn,
Như những tim tình tan vỡ ấy,
Nhện già gi
ǎng mắc sợi tơ đờn.
Nàng đến th
ǎm tôi một buổi chiều,
Những mong chắp nối lại tơ yêu.
Nhưng tôi không dám, tôi không thể...
Chắp nối bao nhiêu khó bấy nhiêu!
Nàng hỡi tôi không thể dối nàng,
Dối tôi mà lại nói yêu đương.
Tôi giờ như một người tang tóc
Chả dám cùng ai dệt mộng vàng.
Nàng hãy vì tôi đoạn một lời:
"Từ nay nàng đã hết yêu tôi,
Từ nay ta sẽ xa nhau mãi
Và sẽ quên nhau đến trọn đời."
Nàng hãy đi xây lại cuộc đời
Rồi đây ai nhắc đến tên tôi
Và ai có hỏi: "là ai nhỉ?"
Nàng lạnh lùng cho: "Chả biết ai! "
Tôi sẽ đi đây, tôi sẽ quên
Trọn đời làm một kẻ vô duyên
Trọn đời làm một thân cô lữ
ở mọi đường xa, ở mọi miền...
Ai đi chắp lại cánh hoa rơi?
Bắt bóng chim sa tận cuối giời?
Có lẽ ngày mai thuyền ngược sớm
Thôi nàng ở lại để... quên tôi.

Nhớ
Ví ch
ǎng nhớ có như tơ nhỉ
Em thử quay xem được mấy vòng
Ví ch
ǎng nhớ có như vừng nhỉ
Em thử lào xem được mấy thưng!
Anh ơi! Em nhớ em không nói
Nhớ cứ đầy lên cứ rối lên
Từ đấy về đây xa quá đỗi
Đường đi bằng ngựa hay bằng thuyền?
Gieo thoi gieo thoi lại gieo thoi
Nhớ nhớ mong mong mãi mãi rồi
Thoi ạ làm sao thoi lại cứ
Đi về gi
ǎng mắc để trêu tôi ?
Hôm qua chim khách đậu trên cành
Kêu mãi làm em cứ tưởng anh
Nội nhật hôm qua về tới bến
Ai ngờ chim khách cũng không linh!
Anh bốn mùa hoa em một bề
Anh muôn quán trọ, em thâm khuê
May còn hơn được ai sương phụ
Là nhớ người đi có thể về

Cô Hàng Xóm
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nạng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhang..
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi ...
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên..
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi : Hay tôi yêu nảng
- Không, từ ân ái lỡ làng
Tình tôi than lạnh, tro tàn làm sao ?
Tơ hong nàng chả cất vào
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng Không! Quyết là không nhớ nàng!
Vâng, từ ân ái lỡ làng
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa .
Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng.. tôi gục xuống bàn rưng rưng..
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nạng
Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc.. quả tôi yêu nàng

Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này.

Ghen

Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người

Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngay ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.

Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên.

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.

Cô lái đò

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với núi sông
Đã mấy lần sông trôi, trôi mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông

Xuân này đến nữa đã ba xuân,
Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân.

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông .

Bẩy chữ

Mây trắng đang xây mộng viễn hành,
Chiều nay tôi lại ngắm trời xanh,
Trời xanh là một tờ thư rộng,
Tôi thảo lên trời mấy nét nhanh.

Viết trọn năm dài trên vách đá,
Bốn bề lá đổ ngợp hơi thu,
vừa may cánh nhạn về phương ấy,
Tôi gửi cho nàng bức ngọc thư.

Xe ngựa chiều nay ngập thị thành,
Chiều nay nàng bắt được trời xanh,
Đọc xong bảy chữ thì thương lắm,
"Vạn lý tương tư, vũ trụ tình"

ST - BS & Giới thiệu

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

GIỖ TỔ HỌ ĐỖ ĐẶNG




Cứ vào ngày 25 tháng hai hàng năm họ Đỗ Đặng thôn Hoàng xá lại long trọng kỷ niệm ngày giỗ tổ của dòng họ.
Năm nay giỗ tổ không trùng ngày nghỉ nên chỉ có hơn trăm con cháu của dòng họ về dự lễ.













Họ Đỗ Đặng thuộc dòng họ lớn của làng Hoa đình trước kia và cho đến nay là làng Hoàng Xá, mặc dù dòng họ Đỗ Đặng không thuộc những dòng họ đầu tiên tính từ khi có Đình Hoàng Xá.











Theo cuốn “ Làng Hoa Đình “ của cụ Nguyễn Phúc Tăng có đoạn :
“ Năm 1694 khi làm đình Hoàng xá, họ Đỗ Đặng chưa có. Theo truyền lại những năm đầu thế kỷ XVIII có một vị họ Đỗ từ Nam Định lên ta. Một người họ Đặng nhận vị đó làm nghĩa phụ. Từ đó làng Hoàng xá có một họ mới -  họ Đỗ Đặng. Họ Đỗ Đặng truyền ngôn cho con cháu rằng : Trai họ phải mang họ kép Đỗ Đặng. Gần 100 năm sau dòng họ Đỗ Đặng trở thành dòng họ lớn nhất làng.” 





Theo như sổ chép tay lại dịch từ bản GIA PHẢ nhà trưởng (không biết ai dịch) do cụ Đỗ Đặng Lã ghi lại vào 10 tháng giêng năm Kỷ Sửu (1949) thì : Nguyên họ ta là họ Đặng. Đến đời cụ Phúc Quảng đặt thêm chữ Đỗ là vì cụ Đỗ Phúc Giang nuôi cụ Phúc Quảng coi như con đẻ. Cụ Giang đặt thêm chữ Đỗ làm họ để thờ cúng cụ Thái Bảo Ngọc quận công









Giỗ Tổ họ Đỗ Đặng ngày hôm nay là giỗ Cụ Hiển Tổ Khảo, Đặng Nhất Lang - Tự Thực Đạo phủ quân,
Cụ mất ngày 25 tháng 2 .
Phần mộ tại nằm ở phần ruộng của ông Đặng Viết Ninh làng Bạch Xá. Khi làm đường vào Phủ ( khoảng vào năm 1918 - 1920).
Phần mộ không được di dời nên nằm dưới lòng đường vào Phủ. Sau này Họ Đỗ Đặng lập mộ ngay cạnh đường để làm nơi thắp hương khấn vọng.
Cụ Đặng Nhất Lang mất sớm, cụ bà tái giá nên ngày mất và mộ cụ tổ bà không truy cứu.







Họ Đỗ Đặng có một việc cần phải làm là tìm bằng được và tôn tạo ngôi mộ tổ đời thứ III -  Cụ tổ đầu tiên mang dòng họ Đỗ Đặng được truyền từ ngày đó cho dến hôm nay và muôn đời mai sau. Đó là Cụ:
Hiển Tổ Khảo, Đỗ Đặng Công Thụy Phúc  Quảng - Hiệu Huyền Thông tiên sinh.
Mất ngày 11 tháng 8 .

Phần mộ tại cánh Miễu có bia đá. 
- Cụ Tổ bà chính thất  đời thứ III: là Cụ Trần Thị nhị nương,  hiệu Thục Chất 
Cụ không có con. Cụ mất ngày 05 tháng 7