Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Cụ Trần Thị Nhâm





Khi nói về những người thợ cầy giỏi nhất làng trước đây người Hoàng Xá vẫn nhắc đến cụ Đặng Viết Đỗ. Cụ Đỗ đi bộ đội khá sớm, thế hệ thiếu sinh quân của làng Hoàng Xá trước đây. Đến năm 1958 cụ xuất ngũ trở về quê hương và trở thành “ Lão nông chi điền” thuộc bậc nhất của làng.
Đấy là cụ ông, còn cụ bà thì thạo mọi việc đồng áng, từ cấy hái đến nhổ mạ, tát nước, gánh phân... việc gì cụ cũng đảm đương được hết. Khi nông nhàn cụ làm thêm nghề hàng sáo (Làm gạo) cũng quang gánh trên vai đi khắp các chợ quanh vùng kiếm tiền nuôi sống đại gia đình.




Tuy nhà nghèo nhưng hai cụ sống rất hạnh phúc, cứ hai năm một lần, hai cụ sinh một lèo 8 người con. Phải mất một thời gian khá dài  hai cụ đã phải vất vả rất nhiều vì các con yêu quý của mình.
Không phụ lòng hai cụ, các con của hai cụ đưa lớn dắt  tay đưa bé lớn lên và trưởng thành.
Cô gái đầu Đặng Thị Hà (1960) lấy chồng cũng sinh hạ được 3 người con, hai trai một gái.
Anh cả Đặng Viết Chiến ( 1962) là sĩ quan quân đội,  vợ là Trần Thị Ngần ( 1969) hai vợ chồng anh có một gái là Đặng Thị Châu Giang ( 1996) và một trai Đặng Viết Khôi( 2002)
Trai thứ Đặng Viết Thắng (1964) . Vợ là Trần Thị Nga ( 1967) Hai vợ chồng anh lấy nông nghiệp làm gốc. Bản chất hay lam hay làm và sự lăn lộn với cuộc sống thường nhật. anh chị cũng xây dựng được một cơ ngơi tươm tất. Hai vợ chồng anh có hai cậu con trai, cậu nhớn là Đặng Viết Tuân (1991) đang học ĐHXD năm cuối. Trai kế là 
Đặng Viết Long (1997) đang học lớp 7
Thứ nữ Đặng Thị Mai (1966) lấy chồng về Quảng Nguyên, chị cũng có 3 con gái.
Người con trai thứ 3 là Đặng Viết Giáo (1968) anh hiện là sĩ quan quân đội, vợ là Nguyễn Thị Thảo ( 1970) hai vợ chồng định cư ở TP Hồ Chí Minh,  Gái đầu lòng là Dặng Thị Huyền (1988), trai thứ là Đặng Viết Côi (2001)
Người con trai thứ 4 là Đặng Viết Học (1971). Vợ là Nguyễn Thị Thỏa làm nghề giáo. Hai vợ chồng thay các anh em thoát ly, thay các chị em lấy chồng xa, ở lại quê hương chăm lo mẹ già. Phải nói anh Học là người siêng năng và nhanh nhậy trong công việc nhà nông. Đấu thầu ao, đấu thầu ruộng, nuôi cá, trồng cây nhưng khi hiệu quả thấp không ổn định,  anh xoay qua việc sắm công cụ sản xuất đấu thầu việc cầy bừa, làm đất gieo trồng. Khối tài sản hữu hình và vô hình của anh chị không hề nhỏ so với cộng đồng  thôn xóm. Anh chị đã có hai cháu nhỏ, trai đầu là Đặng Viết Khoa (2003), trai thứ Đặng Viết An (2007)
Trai út Đặng Viết Giỏi ( 1973) sống và làm việc ở Mỹ Đình Hà Nội. Vợ là Trần Thị Hà, hai chồng anh chị có hai cháu gái là
Đặng Quỳnh Chi (1998) và Đặng Phương Anh  (2003)
Gái út - Đặng Thị Hạnh (1977) là giáo viên, chị công tác tại Lạng Sơn, vợ chồng chị có hai trai.

Năm 2014 cụ đăng thọ 80 tuổi, quá khứ của cụ tuy nghèo nhưng thanh bạch, chỉ làm việc thiện, tu nhân tích đức, giữ gìn kỷ cương gia đạo không hề thương tổn.
Đến nay cụ có 16 con trai, gái, dâu, rể. Các cháu nội, ngoại của cụ cộng là 18. 




Cụ cũng rất đỗi bình thường, như bao công dân mẫu mực ở làng Hoàng Xá, cụ giản dị đến khiêm nhường. Tên chứng minh thư của cụ là Trần Thị Nhâm nhưng cả làng thì chỉ gọi là “ Bà Ba Đỗ “
Chúc cho cụ luôn sống vui, sống khỏe, 5 năm, 10 năm…20 năm nữa các con, các cháu cụ nhiều thêm. Tất cả sẽ về mừng tuổi cụ, cụ có thể tự hào mà nói rằng so với ông Đa Phúc*  ta không thua là mấy.

Các con trai của cụ Trần Thị Nhâm - Giỏi, Chiến, Giáo, Tháng, Học


* Hình ảnh ông Đa Phúc (Tam Đa - Ba ông Phúc, Lộc, Thọ)  tay bế đứa trẻ, tên là Quách Nghi, làm quan đời nhà Đường. Ông thanh liêm, nhà nghèo túng, thanh bạch, vợ chồng chuyên làm việc thiện và tu nhân tích đức. Ngoài 80 tuổi có cháu ngũ đại đồng đường, kỷ cương đạo lý không hề thương tổn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét