Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

TẾT HÀN THỰC - CHUYỆN VỀ ÔNG GIỚI TỬ THÔI




Cứ đến ngày mồng ba tháng ba âm lịch, nhà nhà đều lo đĩa bánh trôi, bát bánh chay đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Ðó là Tết "Hàn thực" hay "Tết ăn nguội".

Tết này nguồn gốc từ đời nhà Tấn ở Trung quốc. Tích cổ ghi lại  rằng: Tấn Văn Công Trùng Nhĩ  vốn là Thái tử song bị vua cha ghét bỏ, phải chạy trốn ra nước ngoài cùng với mấy người tôi trung thành. Trong số đó có một người trung thực, có khí tiết và rất tận tuỵ với Thái tử đó là ông Giới Tử Thôi.
Lần nọ, Tấn Văn Công dẫn đại thần sang nước tề lánh nạn, mọi người đều đã đi rất nhiều ngày, tinh thần mệt mỏi, sức đã kiệt, ngay lương thảo cũng đã dùng hết. Họ vừa đói vừa khát, không còn ai gắng gượng nổi nữa, phải dựa vào gốc cây bên đường nghỉ đỡ.
Trùng Nhĩ là người quen thói sống trong cảnh giàu sang, nào chịu nổi cảnh khổ thế này, ông dựa bên gốc cây mà thở dốc. Giới Tử Thôi thấy vậy trong lòng rất đau đớn, ông lặng lẽ đứng lên và đi vô rừng cây.
Không lâu, Giới Tử Thôi bưng ra một tô canh thịt thơm phức. Trùng Nhĩ sau khi tiếp lấy, liền hối hả ăn sạch láng tô canh.
Trùng Nhỉ ăn xong, cảm thấy mùi vị rất lạ bèn hỏi Giới Tử Thôi:" Ở đâu mà ông có được tô canh thịt này?"
- Đó là thịt ở vế tôi. Vì muốn cho ngài có sức để tới nước Tề, sau này trở về nước mà trị quốc cho tốt, tôi tình nguyện cắt thịt cho ngài ăn đỡ đói.
Trùng Nhĩ nghe nói hết sức cảm động, nước mắt ông nhỏ dài và bảo Giới Tử Thôi: "Ơn sâu nặng, biết đến bao giờ ta trả được".
 Sau 20 năm khổ ải, Thái tử trở về nước và lên ngôi Vua, còn Giới Tử Thôi, sau khi cùng Vua trở về Kinh đô, do mẹ đã già yếu, chẳng còn đi đứng được một mình ông trở về nhà tiếp tục làm nghề khâu giày để nuôi mình, nuôi mẹ.
Vua Tấn Văn Công không quên ơn biết bao người đã giúp ông trong 20 năm hoạn nạn, người thì phò Thái tử, người thì giúp cơm ăn hay tiền của, người thì hợp sức đánh bại những kẻ thù để ông có được ngày hôm nay. Vua ban thưởng cho tất cả những ai đã giúp đỡ ông, dù chỉ là chút ít nhưng riêng Giới Tử Thôi thì Vua quên mất, chẳng hỏi han, chẳng ban thưởng.

Nhiều người vì ông mà bất bình. Mẹ của Giới tử Thôi khuyên con cũng nên đi đòi hỏi việc phong thưởng. Nhưng Giới Tử Thôi thản nhiên nói:" Con không thể làm vậy! Chẳng thế con không phải là quân tử, mà là tiểu nhân. Hiện tại có một số người tham công thiên hạ, tất cả gom thâu về mình, thế chẳng là như đạo tặc trộm lấy tiền người khác sao? Con vốn có ý định lui về ở ẩn, chẳng muốn mượn danh tiếng này. Đã lui ẩn thì hà tất phải to ra mình như thế nào làm gì?
Mẹ thấy con quyết đoán như vậy, bèn đồng ý theo ông cùng vào núi sâu ở ẩn.

Tin này đồn đãi đến tai Tấn Văn Công. Tấn Văn Công chợt tỉnh ngộ và hết sức hối hận. Ông tự mình dẫn người lên núi tìm Giới Tử Thôi, nhưng tìm khắp núi cũng không thấy bóng hình hai mẹ con.
Có người vì Tấn văn Công mà nghĩ ra một biện pháp, nói là cho đốt núi, khiến Giới Tử Thôi không thể không ra. Tấn Văn Công một lòng muốn mau gặp Giới Tử Thôi, liền chấp nhận biện pháp này. Lửa hừng hực cháy, cỏ cây trên núi bị đốt khô, dã thú chạy tán loạn, nhưng lại không thấy người ra.
Khi lửa đã tắt mọi vào rừng tìm , cuối cùng ở dười một gốc cây to đã cháy thành than, người ta thấy thi thể của hai vật ôm lấy nhau, ấy chính là Giới Tử Thôi và mẹ ông.


Tấn Văn Công nhìn tình cảnh thế này không khỏi thất thanh buông tiếng khóc, không ai không cảm động dâu sắc trước phẩm chất cao thượng của Giới Tử Thôi - chỉ cầu báo quốc, không cầu công danh.

Tống Văn Công truyền lệnh xây miếu thờ hai mẹ con Giới Tử Thôi. Ngày đốt rừng là ngày mồng ba tháng ba. Dân chúng được tin về cái chết của Giới Tử Thôi vô cùng thương xót. Và từ năm ấy, đến ngày mồng ba tháng ba ở Trung quốc ngày xưa, người ta không đốt lửa, bởi vì lửa gợi nhớ đến cái chết bi thảm của Giới Tử Thôi. Ngày ấy, người ta ăn nguội, gọi là "hàn thực", và mỗi nhà cắm một cành liễu để chiêu hồn người chết oan. Ngày mồng ba tháng ba sau này trở thành một ngày Tết tưng bừng, ít ai nhớ đến bi kịch Giới Tử Thôi.

ST & BS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét