Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

BÀ TRÀ TỰ



Trà Bà Tự - là một ngôi chùa rất cổ kính, tương truyền được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI). Trước đây, chùa mang tên làng- Chùa làng Hoa Đình. Đến thế kỷ XVII, chùa mời có tên như ngày nay: Chùa Bà Chè, tên chữ là Bà Trà Tự.
Về sự tích Chùa Bà Chè, chuyện kể lại rằng: Trong một lần du ngoạn Chùa Hương, Chúa Trịnh Sâm cùng đi với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ. Trên đường về kinh đô, Chúa và Tuyên Phi dừng chân ở chợ Đình. Là một người mộ đạo, sau khi thưởng thức bát nước chè xanh thơm mát, Tuyên Phi cùng Chúa vào vãn cảnh chùa. Thấy cảnh chùa còn đơn sơ, Tuyên Phi xin Chúa cho chu cấp tiền gạo để xây dựng chùa. Cùng với sự trợ giúp của Chúa Trịnh, dân làng Hoàng Xá, cùng các Tăng ni, Phật tử đã vận động, quyên góp, xây dựng một ngôi chùa to đẹp hơn trước.

(Minh chứng sự tích chùa Bà Chè được gắn với sự tích Mả Ông Voi được coi là một trong những địa danh của làng, còn người bán nước chè xanh trước cửa chùa có vinh hạnh dâng nước cho Tuyên phi được bà giao phó trọng trách cùng dân làng và Tăng ni, Phật tử dựng chùa mới. Sau khi qua đời bà được tạc tượng thờ. Hiện bức tượng vẫn giữ lại trong chùa. Thi hài bà được mai táng trong chùa. Phần mộ bà năm 1966 sư cụ Đàm Hân cùng dân làng xây tháp cho bà – đó là Hoàng Hà bảo tháp)
   


Vào những năm 1735-1739 thời Lê Vĩnh Hựu việc trùng tu chùa đã được tiến hành. Bia ghi việc này có câu: “ Bản ấp Bà Trà Tự, sáng tạo bất tri lịch kỷ hà đại, trùng tu bất tri lịch kỷ hà niên…”
Nghĩa là:” Không biết Chùa đã được làm từ đời nào, đã sửa chữa bao nhiêu lần và vào những năm nào”. Tiếp theo vào năm Canh Thân  (1800) thời Cảnh Thịnh, việc trùng tu Chùa lại được tiến hành cách lần trùng tu trước tròn 60 năm.
Lần trùng tu gần đây nhất vào năm Đinh Mão 1927 vào thời triều Bảo Đại. Nóc giữa Tam Bảo có dòng chữ khắc “ Hoàng triều Bảo Đại nhị niên tuế thứ Đinh Mão niên, Tân Hợi nguyệt, Mùi nhật, Mão bài thụ trụ thượng lương đại cát hưởng vượng”.
Những di vật còn sót lại ở trong chùa gồm bia đá, đặc biệt là đôi rồng đá được chạm miệng loe, thân uốn lượn, có vẩy, đuôi nhọn vài ba râu tóc hình lửa dài hơn 1 mét thuộc thế kỷ XV; gạch thời Mạc khắc nỏi hoa lá hoặc nghê, rồng yên ngựa thuộc thế kỷ XVI;  đồ gốm và 20 pho tượng gỗ được tạc vào thời Lê và Nguyễn.

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng đãng với nhiều hạng mục, công trình: Tam Quan, Tam Bảo, Thượng Điện, Nhà Tổ, Vườn Tháp, Nhà khách… 



Tam Quan - là một hạng mục kiến trúc còn khá hoàn chỉnh. Đó là ba cửa theo quan niệm Phật giáo. Tam Quan được xây dựng theo kiểu trồng diêm hai tầng bốn mái, đầu hồi bít đốc.
Ở cổ diềm mặt trước Tam Quan đắp nổi ba chữ: Bà Trà Tự.
Phía trước Tam Quan được xây dựng hai cột trụ vuông vức, đắp nổi đèn lồng và các họa tiết hoa lá cách điệu, đặc biệt hàng cột hiên được làm bằng cột đá xanh xẻ liền khối. Dòng chữ khắc trên cột hiên giữa đầu phía bắc Tam quan “ Bản thôn kiến tu đình, diệc cáo thành nhất nhật chi sáng thành phúc chỉ quang phục tiền cơ, nhân minh vu thạch dĩ thọ kỳ truyền Minh Mạng thập nhị niên tuế thứ Tân Mão, mạnh đông, thượng hoán cát nhật thời thụ trụ thượng lương”. có nghĩa là: “Làng ta tuyên bố hòa thành việc dựng, sửa đình cùng với việc hoàn thành mở mang chùa khang trang đúng trên nền cũ, bia truyền lại muôn đời sau – dựng cất nóc vào ngày tốt thượng tuần tháng 10 năm Tân Mão, Vua Minh Mạng năm thứ 12 (1831)”.

Tòa Bái Đường
gồm 5 gian xây dựng theo kiểu đầu hồi bít đốc có cột trụ phía trước. Trên bờ nóc đắp nổi tên Tự của chùa. Bên trong hệ thống cột, kèo, được làm từ gỗ tứ thiết. Kiến trúc thien về bào trơn đóng bén. Đáng chú ý là các bức cốn nơi tiếp giáp giữa Bái Đường và Thượng Điện được chạm nổi tứ linh: rồng, rùa, phượng và long mã uyển chuyển trong làn mây và sóng nước. Các bức cửa bức bàn, cửa võng được chạm trổ tinh vi. Nội thất Bái Đường còn được tô điểm bởi hệ thống hoành phi câu đôi lộng lẫy sơn son thếp vàng. 



Tòa Thượng Điện - được cầu trúc liên hoàn ở giữ với Bái Đường. Kiến trúc của Thượng điện giản đơn cổ nhân dường như giành tâm huyết cho việc tạc tượng và bệ tượng.
Các pho tượng tại tòa này được chia thành 4 lớp.
Lớp trên cùng là bộ tượng “Tam thế thường trụ diệu pháp thân”. Cả 3 pho tượng trong thế ngồi kiết già trên tòa sen. Tay tượng trong các thế ấn khác nhau.Tượngcó sọ nở, huyệt vô kiến đỉnh nổi cao. Áo tượng hai lớp, lớp trong thắt múi trước bụng, lớp ngoài thả ôm sát thân. Bệ sen 5 lớp cánh, 3lớp nở xòe hai lớp cụp . Nghệ thuật mang phong cách thế kỷ XIX
Lớp thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn. Tượng tạc dáng thấp, mập. Sọ tượng nở, tượng ngồi kiết già trên tòa sen hai tay két định ấn. Nghệ thuật mang phong cách thế kỷ XVIII
Hai pho Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Ân Bồ Tát tạc trong tư thế đứng trên tòa sen.
Lớp thứ baBộ Hoa Nghiêm Tam Thánh. Giữa là tượng Thích Ca niệm hoa. Hai vị Bồ Tát trong bộ này là Văn Phù và Phổ Hiền cũng được tạc trong tư thế đứng trên tòa sen.
Đây là hai pho tượng có niên đại sớm nhất tại Phật điện Chùa Bà Chè. Các pho tượng này dáng thon thả, ngực nở, eo thon, mặt trái xoan. Nghệ thuật hai tương này mang phong cách nửa sau thế kỷ XVII – đầu XVIII
Lớp tiếp theo là bộ tượng Quan Âm Chuẩn Để cùng hai vị trợ thủ là Kim Đồng, Ngọc Nữ. Tượng Quân Âm có mười hai đôi tay.
Đôi tay chính kết ấn chuẩn đề, 11 đôi tay khác thon, tròn hoặc cầm báu vật nhà Phật hoặc trong các thế ấn.
Tượng này dáng thon thả, ngực nở, eo thon, mặt trái xoan, áo hai lớp thả sát thân. Đầu tóc búi ngược đội mũ Thien quan. Kim Đồng Ngọc Nữ tạc với nhiều nét thực, gần gũi thân thiện
Ngoài cùng là Tòa Cửu Long cùng Thích Ca sơ sinh. Bài trí ở Tiền Đường còn có các tượng Hộ Pháp, Đức Ông, Quan Âm Tống Tử và Hộ Tam Châu.
Hao pho Hộ Pháp ngồi lưng sư tử. Tượng đội mũ kim khôi, mặc giáp phục. Tượng mang phong cách  thế kỷ XIX.
Quan Âm Tống Tử được hội với Thị Kính có nét của thôn nữ.

Chùa Bà Chè thật đẹp xứng đáng là nơi chân tu. Mỗi khi bước vào tâm hồn ta thật nhẹ nhàng thanh thản. Cụ trụ trì chùa năm nay đã tuổi 90 nhưng cụ vẫn minh mẫn, cụ luôn là người đứng đầu Tăng ni Phật tử và dân làng trong việc gìn giữ Thiện Tâm của Nhà Phật

Nguồn ST & BS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét