Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành Hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam. Đó là trọng lễ được tổ chức trong ba ngày liền gồm nhiều lễ tế khá phức tạp, bài bản, trong đó có ba lễ chính là: Túc yết, Đàn cả và Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền. Đại Lễ thường tổ chức 3 năm một lần, thời gian tổ chức không ấn định vào thời gian cố định
Ở thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội Lễ Kỳ Yên được tổ chức hàng năm vào ngày mồng một tháng tư âm lịch trùng với Lễ vào hè.
Lễ này khác với hội - Lễ Thành Hoàng của làng vào ngày rằm tháng giêng.
Ý nghĩa của Lễ Kỳ yên từ xa xưa của người
Hoàng Xá rất giản dị. Số là mỗi khi vào hè thường xuất hiện các loại dịch bệnh
làm hại dân làng, cho rằng “Quan ôn” bắt vạ nên dân làng tổ chức lễ
kêu cầu và cúng tiễn các “Quan ôn“ mưu cầu lấy sự bình yên.
Lễ tổ chức ở Đình làng với những nghi lễ
thành kính.
Hành lễ gồm 3 phần : Lễ Thổ thần;
Lễ Phật và lễ Thành Hoàng; cúng quan ôn và cúng chúng sinh
Vật phẩm cúng lễ ngoài những thứ thường có ở
các buổi tế khác còn có voi giấy, ngựa giấy, thuyền rồng.
Điều hành Lễ do sư cụ Đàm Hân chủ trì. Hành lễ chính là sư
Hương và chủ tế. Ông chủ tịch hội người cao tuổi thôn Hoàng Xuân Du đội sớ.
Dân làng tham gia hành lễ, dự lễ, đại đa số là các
cụ trong hội người cao tuổi và cán bộ thôn.
Lễ Kỳ yên thôn Hoàng Xá mang đúng nghĩa
là cầu lấy sự bình yên cho dân làng. Kêu cầu Phật tổ phù hộ độ trì cho dân làng an khang thịnh vượng. Cầu mong Thành Hoàng che chở bảo vệ cho con
dân trong thôn tránh được tai ách. Xin các “ Quan ôn” mang bệnh dịch đi xa đừng hại dân làng.
Một số hình ảnh trong ngày lễ Kỳ Yên thôn
Hoàng Xá ngày mồng 1 tháng 4 năm Nhâm Thìn.
Sư Hương trong buổi hành lễ
Ông chủ tế và cụ
hội trưởng hội người cao tuổi
hội trưởng hội người cao tuổi
Nguồn : Đỗ Đặng Biên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét