Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

ĐÔI NÉT VỀ DÒNG HỌ ĐỖ ĐẶNG

Nhà thờ họ Đỗ Đặng tại địa chỉ số nhà :    , ngõ 49, thôn Hoàng Xá Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Từ Bến xe ô tô Vân Đình (Cổng Huyện) đi theo hướng Đình làng Hoàng Xá cả thẩy khoảng 350 m là tới.




Khuôn viên toàn bộ khu nhà thờ họ Đỗ Đặng khá rộng bởi nằm trong khuôn viên của gia đình ông trưởng họ đời thứ XII – Cụ Đỗ Đặng Thụ ( thường gọi là cụ Hàn). Cụ có 5 bà con gái nên cháu con ông em được hưởng thừa tự, kế tiếp vai trò trưởng dòng họ Đỗ Đặng.
Do có điều kiện nên cụ Đỗ Đặng Thụ đã kiến thiết một ngôi nhà theo kiểu bái đường phía trước khu nhà thờ tổ, làm tăng lên nhiều sự uy nghiêm của nơi thờ cúng tổ tiên.
Sân trước đủ rộng để con cháu về thắp hương thụ lộc, ngoài ra còn có các khoảng vườn trước, sau. Bên trái còn một ao rộng khoảng một sào bắc bộ.

Theo tộc phả dòng họ Đỗ Đặng thì Hiển Tổ khảo đời thứ nhất là cụ Đặng Nhất Lang -Tự Thực Đạo phủ quân, Cụ mất ngày 25 tháng 2 . Phần mộ tại nằm ở phần ruộng của  làng Bạch Xá. Khi làm đường vào Phủ ( khoảng vào năm 1918 - 1920). Phần mộ không được di dời nên nằm dưới lòng đường vào Phủ. Sau này Họ Đỗ Đặng lập mộ ngay cạnh đường để làm nơi thắp hương khấn vọng. Cụ Đặng Nhất Lang mất sớm, cụ bà tái giá nên ngày mất và mộ cụ tổ bà không truy.
Hiển Tổ khảo đời thứ hai là cụ Đặng Nhất Lang - Tự Đức Thiện phủ quân, mất ngày 02 tháng 10 . Phần mộ tại cánh Miễu có bia đá.

Cụ tổ đời thứ III của dòng họ Đỗ Đặng là : Hiển Tổ Khảo, Đỗ Đặng Công Thụy Phúc  Quảng - Hiệu Huyền Thông tiên sinh,  mất ngày 11 tháng 8 . Phần mộ tại cánh Miễu có bia đá. 
Cụ Tổ bà chính thất  đời thứ III: là Cụ Trần Thị nhị nương,  hiệu Thục Chất  không có con. Cụ mất ngày 05 tháng 7
Phần mộ tại bãi xứ sau chùa thuộc góc ruộng nhà ông Cao Nguyên Mạo, có bia đá.
Cụ Tổ bà thứ thất  đời thứ III: là Cụ Trần Thị tứ nương hiệu Diệu Thịnh nhu nhân sinh được 4 người con ( Hai trai, hai gái ) mất ngày 24 tháng 3 , phần mộ tại bãi xứ sau chùa có bia.
Theo như sổ chép lại dịch từ bản GIA PHẢ nhà trưởng do cụ Đỗ Đặng Lã ghi lại thì : Nguyên họ ta là họ Đặng. Đến đời cụ Phúc Quảng đặt thêm chữ Đỗ là vì cụ Đỗ Phúc Giang nuôi cụ Phúc Quảng coi như con đẻ. Cụ Giang đặt thêm chữ Đỗ làm họ để thờ cúng cụ Thái Bảo Ngọc quận công – Đỗ Tướng Công tự Bỉnh Chung Từ Đường. Sau đó cụ Phúc Quảng để người con thứ 2 là cụ Phúc Tiến suống thờ tự từ đường Bỉnh Chung.

Theo cuốn “ Làng Hoa Đình “ của tác giả Nguyễn Phúc Tăng ghi có đoạn :“ Năm 1694 khi làm đình Hoàng xá, họ Đỗ Đặng chưa có. Theo truyền lại những năm đầu thế kỷ XVIII có một vị họ Đỗ từ Nam Định lên ta. Một người họ Đặng nhận vị đó làm nghĩa phụ. Từ đó làng Hoàng xá có một họ mới -  họ Đỗ Đặng. Họ Đỗ Đặng truyền ngôn cho con cháu rằng : Trai họ phải mang họ kép Đỗ Đặng. Gần 100 năm sau dòng họ Đỗ Đặng trở thành dòng họ lớn nhất làng.”

….Cho đến Cụ tổ đời thứ VI - Hiển Tổ Khảo, Đỗ Đặng Công, húy Ếch Tự Phúc Bồ,  hiệu Đôn hậu phủ quân, - Bản xã thập lý hầu ( Lý trưởng )  Mất ngày 24 tháng 9 . Cụ có 6 người con trong đó 4 con trai lập 4 chi.
Chi GIÁP – Chi trưởng  là cụ - Đỗ Đặng Xuyên
Chi ẤT – Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Duẩn
Chí BÍNH - Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Gián
Chi ĐINH - Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Thủ

Theo truyền lại có câu “ Đỗ Đặng Ngũ chi niên “ điều này có nghĩa Họ Đỗ còn một chi nữa. Do trước đây các Chi đã không ghi chép nên con cháu phải truy về cội nguồn từ gia phả. Mặc dù đã cố gắng nhưng đại đa số các Chi mới truy ngược đến đời thứ 10, ngoại trừ Chi GIÁP.

( Sơ đồ Tộc phả họ  con trưởng, nhà trưởng, ngành trưởng dòng họ Đỗ Đặng )





Dòng họ Đỗ Đặng hàng năm có hai ngày giỗ Tổ. Ngày 25 tháng 2 là ngày giỗ Hiển Tổ khảo đời thứ I là cụ Đặng Nhất Lang và ngày 24 tháng 9 là ngày giỗ Hiển Tổ khảo đời thứ VI là cụ Đỗ Đặng Công


Thế hệ con cháu dòng họ Đỗ Đặng thôn Hoàng xá mới nhất thuộc đời XV III. Tuy sống và làm việc ở mọi nơi trong nước hay ở nước ngoài nhưng luôn tìm về  nguồn cội. 
Cũng như  những dòng họ khác dòng họ Đỗ Đặng còn rất nhiều việc phải làm. Quê hương, đất nước phồn thịnh chính là nhờ sự phồn thịnh của từng dòng họ.
 
Theo nguồn tin từ trang Họ Đỗ Việt nam tại địa chỉ - http://www.hodovietnam.vn/  có đoạn ghi : “….Cuốn thần phả này được viết từ sau khi Đỗ Tướng Công mất hai năm, tức ngày mùng 8 tháng giêng năm Canh Ngọ, do hai quan đồng liêu của ngài là Lữ Sử Bình và Dương Cát Lợi nhân về viếng mộ Tướng công đã ghi lại công lao của Ngài vào sinh ra tử, nêu cao tấm gương trung nghĩa suốt 36 năm trời phò vua đánh giặc giữ nước, một lòng vì nhân dân.
Tướng công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải bao biến cố vẫn giữ một lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước. Thật là một tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo."
Theo Tộc phả họ Đỗ Đặng đời thứ III có đoạn “ ..Cụ Giang đặt thêm chữ Đỗ làm họ để thờ cúng cụ Thái Bảo Ngọc quận công – Đỗ Tướng Công tự Bỉnh Chung Từ Đường. Sau đó cụ Phúc Quảng để người con thứ 2 là cụ Phúc Tiến suống thờ tự từ đường Bỉnh Chung.”
Cho đến hôm nay dòng họ Đỗ Đặng tại thôn Hoàng Xá vẫn chưa tham gia sân chơi của họ Đỗ việt nam, nhưng một ngày không xa việc hội nhập là rất cần.

Nguồn : Đỗ Đặng Biên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét