Quê hương mỗi người chỉ một- Như là chỉ một Mẹ thôi- Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách

 
Theo số thống kê (năm 1995) trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,  Hoàng xá đã có 278 người tham gia quân ngũ, 9 thanh niên xung phong, 2 dân công hỏa tuyến, 2 người hoạt động bí mật…
Người Hoàng xá có mặt suốt hai cuộc trường chinh. Ngày 29/12/1946 ông Trần Hữu Phú đã bị thương bảo vệ Hà Nội và 2 ngày sau ông đã hy sinh tại bệnh viện dã chiến…… 11h30 ngày 29/4/1975 trước cửa ngõ đông bắc Sài Gòn, Đặng Tiến Dũng đã hy sinh.

 (Ông cựu trưởng thôn Nguyễn Gia Khánh thắp hương)

Người Hoàng xá có mặt trong hầu hết các binh chủng QĐNDVN. Trong số 52 Liệt sĩ có 34 bộ binh; 1 hải quân; 3 phòng không, không quân; 2 công binh; 2 an ninh; 7 tự vệ và 3 người con Hoàng xá cũng đã hy sinh vì sự nghiệp  giải phóng đất nước Lào và Campuchia.

Ghi nhớ và tri ân công ơn các anh đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, Người Hoàng xá đã chọn mảnh đất đẹp nhất, trang trọng nhất dựng đài tưởng niệm ghi ơn các anh. Rất có thể hài cốt các anh vẫn còn ở đâu đó trên Việt Bắc, trong bạt ngàn Trường Sơn hùng vĩ, hay nước bạn xa xôi, nhưng các anh ra đi từ làng thì dân làng vẫn có nơi giành cho phần hồn các anh trú ngụ. Các anh sống vĩnh hằng với dân làng với Tổ quốc.



Danh sách các liệt sĩ thôn Hoàng Xá:
1.   Trần Hữu Phúc  sinh năm 1913, nhập ngũ 1945 hy sinh ngày 31/12/1946 trong cuộc chiến bảo vệ Thủ Đô
2.   Trần Hữu Năm  sinh năm 1925, nhập ngũ 1946 hy sinh ngày 10/10/1964 trong cuộc chiến bảo vệ đảo Cô Tô
3.   Cao Văn Thiệu  sinh năm 1927, nhập ngũ 1947 hy sinh năm 1947 tại chiến trường Tây Bắc
4.   Đặng Đình Phần  sinh năm 1924, nhập ngũ 1947 hy sinh tại chiến trường biên giới Việt Lào
5.   Nguyễn Xuân Thiện  sinh năm 1929, nhập ngũ 1946 hy sinh năm 1947 tại chiến trường Đắc Lắc
6.   Nguyễn Gia Nham  sinh năm 1907, tham gia Việt Minh 1945 hy sinh ngày 20/9/1948 trong trận chống càn của Pháp ngay tại đường 21B giáp thôn Đình Tràng, Liên Bạt hiện nay.
7.   Nguyễn Xuân Trạc  sinh năm 1926, nhập ngũ 1946 hy sinh 1948 khi dùng bom ba càng lao vào xe tăng Pháp trên đường 6 thuộc Hòa Bình.
8.   Trần Hữu Dê  sinh năm 1922, nhập ngũ 1947 hy sinh ngày 30/3/1949 tại Mường Tre,Hòa Bình
9.   Cao Văn Bút  sinh năm 1928, nhập ngũ 1947 hy sinh 1949 trong chiến dịch Việt Bắc
10.Nguyễn Phi Hùng  sinh năm 1925, nhập ngũ 1947 hy sinh 1949  bảo vệ tài liệu trong trận càn của giặc Pháp vào Thôn Giang làng , xã Đồng Tiến.
11.Cao Văn Hợi  sinh năm 1930, nhập ngũ 1947 hy sinh 1949 trên đường Nam Tiến
12.Đặng Đình Liêm sinh năm 1931, nhập ngũ 1949 hy sinh 1950 trong cuộc chiến đấu tại Đồng Hỉ Thái Nguyên
13.Trần Hữu Cừu  sinh năm 1920, Đội viên đội du kích hy sinh ngày 24/4/1950 trong cuộc chiến đấu tại Cầu Tây Đồng Khố ( Bị giặc pháp bắt cắt cổ )
14.Đặng Viết Khoa  sinh năm 1920. Đội viên đội du kích 1943 hy sinh trong trận chống càn ngày 24/03/1950
15.Đặng Văn Phúc sinh năm 1916. Đội viên đội du kích 1949 hy sinh trong trận chống càn ngày 24/03/1950
16.Nguyễn Văn Sâm sinh năm 1931. Đội viên đội du kích 1948 hy sinh trong trận chống càn ngày 24/03/1950
17.Đặng Viết Thanh  sinh năm 1927. Đội viên đội du kích 1948 hy sinh trong trận chống càn ngày 24/03/1950
18.Đặng Văn Vinh sinh năm 1928. Đội viên đội du kích 1946 hy sinh trong trận chống càn ngày 24/03/1950
19.Đặng Văn Cường sinh năm 1926, nhập ngũ 1946 hy sinh 1951 trong chiến dịch  Quang Trung tại phòng tuyến sông Đáy. Nhân dân Phùng Xá mai táng anh
20.Trần Hữu Mã  sinh năm 1920, nhập ngũ 1946 hy sinh 1951 trong trận chống càn Căng cu ru của Pháp ra khu Cháy Ứng Hòa
21.Đỗ Đặng Dần  ……….. hy sinh năm 1953
22. Đặng Đình Hảo  sinh năm 1929, nhập ngũ 1948 hy sinh ngày 28/5/1952 trong chiến dịch chống càn Căng cu ru của Pháp
23.Đỗ Đặng Văn sinh năm 1928, nhập ngũ 1945 hy sinh trong chiến dịch Thu đông (1953-1954) tại Nà Sản Điện Biên
24.Đặng Quang Phục sinh năm 1916, nhập ngũ 1949 bộ đội chủ lực, hy sinh tại Thanh Hóa
25.Đặng Viết Tường sinh năm 1929, nhập ngũ 1949 hy sinh ngày 16/2/1954 tren đồi A1 Điện Biên phủ.
26.Đặng Đình Lam sinh năm 1929, nhập ngũ 1947  hy sinh trong lần máy bay Pháp bắn vào cơ quan
27.Hoàng Văn Khả ( Thả) sinh năm 1928, nhập ngũ 1946 hy sinh trong chiến đấu

28.Đỗ Hùng Dũng sinh năm 1946, nhập ngũ 1967 hy sinh trên đường hành quân vào Tây Nguyên
29.Đặng Văn La ( Quang) sinh năm 1939, nhập ngũ 1961 hy sinh ngày 23/7/1967 tại chiến trường Nam bộ
30.Trần Xuân Sô sinh năm 1932, Tham gia CM 1947 nhập ngũ 1954 hy sinh 1968 tại Quảng Bình
31.Đặng Văn Kiểm  sinh năm 1947, nhập ngũ 1965 hy sinh tại Yên Thành Nghệ An
32.Trần Hữu Khiết sinh năm 1947, nhập ngũ 1966 hy sinh 1969 tại chiến trường Nam bộ
33.Cao Ngọc Luận sinh năm 1938, nhập ngũ 1963 hy sinh ngày 22/2/1969 tại Điện Bàn Quảng Nam
34.Đặng Tiến Kim sinh năm 1946, nhập ngũ 1967 hy sinh ngày 9/3/1969 tại chiến trường Tây Nguyên
35.Trần Công Khải sinh năm 1942, nhập ngũ 1962 hy sinh ngày 15/3/1969 tại chiến trường miền nam.
36.Nguyễn Vũ Quang sinh năm 1951, nhập ngũ 1969 hy sinh 1970 tại mặt trận phía nam
37.Hoàng Văn Khánh sinh năm 1945, nhập ngũ 1964 hy sinh tại chiến trường Nam bộ
38.Đặng Trọng Phu sinh năm 1942, nhập ngũ 1967 hy sinh 1971 tại cánh đồng Chum ( Lào)
39.Đặng Duy Bổng sinh năm 1950, nhập ngũ 1966 hy sinh ngày 20/2/1971 tại chiến trường Bình Định
40.Đặng Viết Mộng sinh năm 1943, nhập ngũ 1960 hy sinh bảo vệ cầu tại Quảng Bình
41.Hoàng Văn Thắng  sinh năm 1948, nhập ngũ 1967 hy sinh 1974 tại mặt trận phía nam.
42.Đặng Văn Cấp sinh năm 1941, nhập ngũ 1972 hy sinh 1974 tại chiến trường Quảng Trị
43.Nguyễn Phúc Thái  sinh năm 1955, nhập ngũ 1971 hy sinh ngày 07/5/1974 tại Kỳ Thạch, Tam Kỳ
44.Trần Hữu Thịnh sinh năm 1952, nhập ngũ 1969 hy sinh 1974 tại chiến trường Nam bộ
45.Nguyễn Văn Đức  sinh năm 1952, nhập ngũ 1968 hy sinh tại chiến trường Nam bộ
46.Nguyễn Minh Đạt  sinh năm 1955, nhập ngũ 1972 hy sinh tại chiến trường Nam bộ
47.Đặng Văn Dũng sinh năm 1955, nhập ngũ 1972 hy sinh 1975 tại chiến trường Nam bộ
48.Đặng Đình Thành sinh năm 1954, nhập ngũ 1972 hy sinh 1975 tại chiến trường Quảng Nam
49.Đặng Tiến Dũng sinh năm 1955, nhập ngũ 1972 hy sinh ngày ../4/1975 tại đông bắc Sài Gòn
50.Vô Danh liệt sĩ

Danh sách trong cuốn Làng Hoa Đình so với bia ghi công của Làng có những trường hợp không có và không hoặc không trùng tên. Việc tra cứu bổ xung là cần thiết.

1.Nguyễn Xuân Thiệu hay Thiện
2.Trần Hữu Phú hay Phúc
3. Đặng Quang Hùng
4. Đặng Viết Tuệ
5.Cao Năng Trí
6. Đặng Viết Thận
7. Đặng Ngọc Hoan
8. Nguyễn Quốc Hội
    
Nguồn : Từ cuốn Làng Hoa Đình của cố cử nhân Nguyễn Phúc Tăng
Ảnh và BS do Đỗ Đặng Biên thực hiện

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2012-2014 CỦA THÔN HOÀNG XÁ


   ( Đoạn đường từ cổng UBND Huyện đến Đình Hoàng Xá)

1.   Chỉ tiêu kinh tế:
  Tăng trưởng kinh tế 13%
  Tổng giá trị thu nhập 30 Tỉ đồng
  Thu nhập bình quân 15 triệu đồng/người/năm
2.   Cơ cấu kinh tế
-   Nông nghiệp và  chăn nuôi 30%
-   Tiểu thủ công nghệp và xây dựng 34%
-   Dịch vụ thương nghiệp 36%
3.   Chỉ tiêu khác
-   Lương thực bình quân 600kg ( Quy thóc)/người
-   Diện tích trồng cây đông 70%
-   Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 20%
-   Tỷ lệ sinh 0,8 %
-   100% các hộ đăng ký GĐVH, trong đó 95% đạt chuẩn GĐVH, phấn đấu làng văn hóa cấp thành phố
-   Chi bộ trong sạch vững mạnh. Không có đảng vien vi phạm tư cách.
-   Các đoàn thể  và HTX nông nghiệp vững mạnh


Nguồn : Đỗ Đặng Thành

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

MIẾU - QUÁN


 
Quán Hoàng xá nguyên là ngôi miếu cổ. Theo câu đối ở tiền sảnh Đại bái thì miếu dựng từ thời vua Hùng XVII “Viên lập nguyên miếu tự Hùng Duệ Vương dĩ lai”
Thần phả ghi :  “ Tuân lệnh của Hùng Duệ Vương sau hai ngày Quý Minh đêm 5000 tinh binh về trấn giữ ngăn quân Thục. Người Hoa Đình cảm phục ân đức đến xin Người rằng : ” Dĩ uy đức phục chi, thỉnh nhân thử kim đồn vi sở, hậu vi miếu tự “
Sau khi Ngài qua đời, vua sai sứ giả về giúp dân dựng miếu trên đất đóng binh xưa (Nay là bưu điện huyện Ứng Hòa- giữa thị trấn Vân Đình)


Truyền thuyết kể rằng miếu rất thiêng. Dân thôn cầu gì đều ứng nghiệm. Ai đi qua mà không xuống ngựa hạ võng đều bị Ngài phạt tức thì. Miếu tồn tại nơi này đến cuối thế kỷ thứ 18.
Thời chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782), một lần chúa cùng Huệ Phi đi thăm Hương Tích, trên đường về có dừng chân nghỉ ở Hoàng Xá.  Voi chúa buộc ở nơi đây, voi quậy phá phóng uế bừa bãi, bị Ngài vật chết tươi.
Dân làng bị Trịnh Sâm phạt vạ ( Xem sự tích mả ông voi )
Miếu phải dời vào giữa làng ngay chợ , cách Đình khoảng 200m ( Trên nền đất nhà ông Đình Thiệu hiện nay ).
Từ ngày miếu chuyến đến nơi này dân làng không thịnh. Các bô lão đồ rằng giữa chốn ồn ào chợ búa Ngài không hài lòng.
Sau khi chọn được kiểu đất” Tống thủy đáo đường, tiền hữu án chẩm, hậu hữu long bào” giống thế đất ngày đầu dựng miếu ở hướng đông nam làng ( Xóm làng bây giờ), khi xin âm dương Ngài chấp thuận, dân làng chuyển miếu lần thứ III.
Việc di chuyển lần này mất 10 năm ( 1869 – 1878) “Cải tạo tân cung Tự Đức Mậu Dần y thủy “. Hiện nay trong cung còn câu đối do thượng thư Dương Lâm cho chữ :” Thập tải miện lưu, vân vũ mãn thiên, tình nhất nhật.
Tam thiên miếu vũ, giang sơn thử địa, hựu thiên thu.”
Lưu truyền lại rằng : Ngày cất nóc trời rất đẹp, đến xin chữ cụ thượng mới cho như vậy, ắt hẳn Ngài ưng ý và phù hộ.
Từ đó dân làng mỗi ngày một thịnh vượng.

Phần chính Quán làm theo kiểu chữ TAM , phía trước là đại bái 5 gian rộng mái thấp, nóc có dấu vuông, cuối bờ nóc có nếp bệ, trông tựa một ngôi chùa của một miền quê hiền hậu. Bên trong có bầy hương án và các nghi trượng phục vụ hành lễ.
Liền sau là trung cung – lầu hình vuông hai tầng tám mái cong , đứng trên bốn cột chính bằng gỗ lim. Bốn bề không có tường bao chỉ có cột xà, mái. Giữa hai tầng mái đều trang trí những bức phù điêu rồng, phượng, hoa lá cách điệu một cách công phu. Các chồng giường, đầu kẻ đều đẽo gọt, họa hình linh vật rồng, li. Giữ các xà ngang chạm hình cúc dây, ống quyển, bầu rựơu túi thơ.
Có thể nói trung cung là một công trình kiến trúc đẹp, cầu kỳ, được dựng trên nền đặt đỉnh trầm.
Bức hoành phi “ Linh quang vị thiên” đã khẳng định ở đây linh thiêng, vẻ vang, sán lạn. Những câu đối trên cột cái tái khẳng định sự linh thiêng của Quán.
Cổ miếu trùng tân, sơn thủy hoát nhiên, hối nhật nguyệt
Thần cao y cựu, trừ tư trường thử, hộ phong vân “
( Nghĩa là : Miếu xưa nhiều lần sang sửa làm mới, núi sông thông thoáng, mặt trăng, mặt trời, trở lại trong sáng hơn.
Nơi Ngài ngự vẫn bên sông nước như xưa, gió mây mãi mãi đẹp muôn đời)




Hậu cung là 3 gian cao, hẹp lòng. Đầu đốc nối vuông giữa nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời. Phía trước hai tầng mái lượn. Giữa hai mái trang trí gạch hoa sứ. Một kiến trúc thâm nghiêm nhưng lại sáng sủa. Gian giữa, trên bệ có khám và ngai thờ Thánh, Bài vị ghi “ Trung lượng linh diệu định cát thượng đẳng thần”. Hai gian bên có bệ thờ các văn võ bộ hạ của thánh.
Có 3 cửa vào hậu cung. Cửa giữa không để đi, phía ngoài là bức của võng sơn son thếp vàng 4 chữ “ Cung chúc thánh cung”. Hai của hai bên ghi “ Cửu văn, cửu vũ”
Phía trước Đại bái là sân lát gạch rộng,trồng cây cảnh quý. Hai bên sân là tả mạc, hữu mạc. Cùng hàng với hồi tả hữu là hai cột trụ biểu nội nghi môn nối với hai cột trụ biểu lớn phía ngoài.
Tổng thể Quán có kiến trúc truyền thống “ Nội công, ngoại quốc”
 Quán Hoàng Xá nay chỉ còn hậu cung là nguyên vẹn. Đại bái đã xụp, nát phải dỡ bỏ cùng với tả mạc, hữu mạc.
Biết là di tích quý hiếm nhưng dân làng còn rất nhiều việc phải lo toan gánh vác.

Làng Hoàng Xá có nhiều di tích văn hóa.  Đình – xếp hạng DTVH năm 1962), Chùa – (xếp hạng DTVH năm 2001). Dân Hoàng Xá có đến một nửa sinh sống  xa quê, người ở lại mới khá đủ, chưa giầu có nên việc gìn giữ bảo tồn, tránh xuống cấp thêm đã  tốnrất nhiều tiền bạc và công sức. 

Hy vọng một ngày mai con cháu người Hoàng Xá ăn ra làm nên khá giả với niềm tự hào về Quê hương sẽ cùng nhau lập quỹ tôn tạo lại Hoàng Xá một thời vang bóng.


Nguồn : Tư liệu - Trích từ cuốn Địa Chí Văn Hóa Hoàng Xá của nhà giáo Đặng Đình Thiêm
Biên soạn và ảnh - Đỗ Đ. Biên thực hiện

LỄ KỲ YÊN


 


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành Hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam BộViệt Nam. Đó là trọng lễ được tổ chức trong ba ngày liền  gồm nhiều lễ tế khá phức tạp, bài bản, trong đó có ba lễ chính là: Túc yết, Đàn cả  và Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền. Đại Lễ thường tổ chức 3 năm một lần, thời gian tổ chức không ấn định vào thời gian cố định

Ở thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội Lễ Kỳ Yên được tổ chức hàng năm vào ngày mồng một tháng tư âm lịch trùng với Lễ vào hè.
Lễ này khác với hội - Lễ Thành Hoàng của làng vào ngày rằm tháng giêng.
Ý nghĩa của Lễ Kỳ yên từ xa xưa của người Hoàng Xá rất giản dị. Số là mỗi khi vào hè thường xuất hiện các loại dịch bệnh làm hại dân làng, cho rằng “Quan ôn” bắt vạ  nên dân làng tổ chức lễ kêu cầu và cúng tiễn các “Quan ôn“ mưu cầu lấy sự bình yên.
Lễ tổ chức ở Đình làng với những nghi lễ thành kính.
Hành lễ gồm 3 phần : Lễ Thổ thần; Lễ Phật và lễ Thành Hoàng; cúng quan ôn và cúng chúng sinh
Vật phẩm cúng lễ ngoài những thứ thường có ở các buổi tế khác còn có voi giấy, ngựa giấy, thuyền rồng.

Điều hành Lễ do sư cụ Đàm Hân chủ trì. Hành lễ chính là sư Hương và chủ tế. Ông chủ tịch hội người cao tuổi thôn Hoàng Xuân Du đội sớ.
Dân làng tham gia hành lễ, dự lễ, đại đa số là các cụ trong hội người cao tuổi và cán bộ thôn.
Lễ Kỳ yên thôn Hoàng Xá mang đúng nghĩa là cầu lấy sự bình yên cho dân làng. Kêu cầu Phật tổ phù hộ độ trì cho dân làng an khang thịnh vượng. Cầu mong Thành Hoàng che chở bảo vệ cho con dân trong thôn tránh được tai ách. Xin các “ Quan ôn” mang bệnh dịch đi xa đừng hại dân làng.
Một số hình ảnh trong ngày lễ Kỳ Yên thôn Hoàng Xá ngày mồng 1 tháng 4 năm Nhâm Thìn.

                            
                                       Sư Hương trong buổi hành lễ












            Ông chủ tế và cụ
        hội trưởng hội người cao tuổi











Nguồn : Đỗ Đặng Biên

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

NHÀ THỜ TỔ VÀ NHÀ THỜ MẪU



Trong khuôn viên chùa, phía sau Bái đường (Chùa) có hai dẫy nhà. Dẫy dọc gồm nhà thờ Tổ và Nhà thờ Mẫu, dẫy ngang là nhà khách.

 Nhà thờ Tổ thờ các vị chân tu, trong đó có Sư Mười, người bị giặc Pháp giết hại vào ngày 18 tháng 8 năm Mậu Tí (1948).

Nhà Mẫu nơi thờ các vị khác nhau thứ tự từ phải qua trái là : Quan Âm Thị Kính; Bà Chúa Đại Ngàn;  Mẫu;  Đức Ông; và Bà Trà










Nội thất Nhà mẫu có thiết kế như một Điện thờ bổi bật là Hai Ông Rắn chầu với thân hình phủ dọc nhà thờ Mẫu.

 Trong thế giới tâm linh là bao điều huyền diệu, nhưng chắc rằng đén với chùa Hoàng Xá ta có thể yên lòng bởi ở đây :
“ Cứu chúng sinh ly đắc mê tân dẫn đáo phúc đường an lạc
Tận đại nguyenj hoằng thi đức trạch đỗng thùy pháp vũ sái ân ba” (1)
( Cứu chúng sinh thoát khỏi bến mê dẫn đường tới yên vui no ấm
Nguyện vô cùng rộng sâu ơn đức lan tỏa ơn sóng phép mưa”

(1) Môt trong những câu đối trong Trà Bà Tự (chùa bà trà) – chùa Hoàng Xá do cố cử nhân Nguyễn Phúc Tăng dịch và giới thiệu

Nguồn : Đỗ Đặng Biên

THƯ NGỎ



Kính gửi các ông bà, các bác, các cô chú và các cháu người Hoàng Xá hiện đang sinh sống và làm việc ở mọi miền tổ quốc Việt nam cũng như ở ngoài nước.
Đồng kính gửi Quý khách ghé thăm trang Weblog này.

Thưa các Quý vị.
Đất Hoa Đình ta từ xưa vốn là Địa linh nhân kiệt. Các bậc tiền liệt của làng từng được phong tước hầu như : Vạn lý hầu Đặng Pháp Vượng (Thế kỷ XV); Lang Trung Hầu Đặng Tuấn Dị (Thế kỷ XVII);, Đỗ Nhân hầu(Thế kỷ XVIII); Thập lý hầu Cao tộc đệ ngũ (Thế kỷ XVIII); Thập lý hầu Trần Hữu Vinh (Thế kỷ XIX);…. Còn thời nay thì quá nhiều người có học vị cao, thông tuệ công tác ở mọi miền của tổ quốc và nước ngoài.
Thập lý hầu Trần Hữu Vinh (Thế kỷ XIX) có viết một câu về đất Hoa Đình :
“ Mỗi tồn phúc địa lưu ngộ hữu
Đản bả thư điền di hậu canh “
( Chỉ có một mảnh đất phúc để lại, đó là ruộng sách cho con cháu mai sau cầy cấy.”

Làng Hoa Đình xưa và Hoàng Xá nay vẫn vậy, thế hệ cháu con luôn ham học mong trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Làng ta đã có Thư viện – đặt ngay trong một phòng thuộc giải vũ của Đình, nhưng còn quá ư khiêm tố.

Học theo Tiền bối, tôi viết thư ngỏ này mong những ai đọc được, không cứ là người Hoàng Xá, bằng sự hảo tâm, trân trọng kiến thức cũng như tình yêu với quê hương và thế hệ tương lại hãy góp cho thôn mỗi người ít nhất một cuốn sách.
Sách tặng cho thư viện thôn trang đầu xin ghi rõ “ SÁCH TẶNG THƯ VIỆN THÔN HOÀNG XÁ và họ và tên người tặng.
Sách có thể gửi về địa chỉ:
Ông : Hoàng Xuân Du (Phụ trách thư viện) hoặc ông : Nguyễn Gia Khánh (Trưởng thôn)
Thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Những ai ở Hà Nội có thể nhắn về hộp thư điện tử : tbinh_btt@yahoo.com   hay tin nhắn vào ĐT số : 0912 14.41.27 Tôi sẽ liên hệ để nhận mang về.

Xin trân trọng cảm ơn tấm lòng của quý vị với Thôn Hoàng Xá


Nguồn : Đỗ Đặng Biên

HOẠT ĐỘNG NGÀY GIỖ TỔ CHI ẤT HỌ TRẦN

Năm 2012, giỗ Tổ Chi Ất được chuyển sang ngày 10/3 trùng vào ngày gi T Vua Hùng để cho con cháu ở xa có điều kiện thuận lợi v gi t . Trên hai trăm thành viên ở quê hương Hoàng Xá, Vân Đình, từ Hà Nội và các địa phương khác đã về tham dự ngày giỗ tổ CHI ẤT.
Mọi hoạt động trong ngày giỗ tổ được tổ chức khá chu đáo và tiến hành một cách có bài bản hơn mọi năm

1. Hoạt động tảo m : Ông Trưởng Chi và đông đảo thành viên đã tiến hành đi tảo m m phần các cụ:
- Cụ THUỶ T Trần Phúc Nhân
- Cụ th
t Trần Phúc Lương
- Cụ t
Chi Ất  Trần Phúc Đ
- Cụ Trần Phúc Chân, cụ Trần phúc Ân.
- Cụ Cô tổ…
2. Phần Lễ tế tổ:  Sau khi hoàn thành việc tảo mộ, Lễ tế Tổ đã được tiến hành trọng thể, nghiêm trang và thành kính với s
mặt của tất cả các thành viên.
Ông trưởng Chi Ất Trần Hữu Du trong bộ quần áo trọng lễ truyền thống đã kính cẩn quỳ đọc bài văn tế nhớ ơn công đức của tổ tông, cầu mong các bậc tiên tổ phù hộ độ trì cho toàn thể con cháu trong họ được an khang, thịnh vượng, họ Trần Hoàng Xá ngày càng phát triển.
3. Các hoạt động khác:
Ông trưng Chi đã báo cáo các hoạt động của Chi trong năm qua đặc bi ệt trong việc hoàn thành  d thảo lần 2 Đ PHẢ HỌ TRẦN HOÀNG XÁ.
Ông phó Chủ tịch H
ội đồng gia tộc - Trần Hữu Hợp đã báo cáo vấn đ tài chính.
Ông Tr
ần Hữu Dụng - thành viên Hội đồng gia tộc đã thông báo các hoạt động của Họ Trần Hoàng Xá khu vực Hà Nội .
4. Các công việc cần triển khai trong năm tới .
- Hoàn thành 2 BẢN ĐỒ PHẢ HỌ TRẦN để treo tại hai nhà thờ vào ngày giỗ tổ 13/8/2012.
- Triển khai xây dựng TỘC PHẢ HỌ TRẦN HOÀNG XÁ. Hoàn thành việc lấy thông tin toàn thể các thành viên trong họ qua PHIẾU THÔNG TIN THÀNH VIÊN HỌ TRẦN.
- Phổ biến, công khai thông tin TRANG WEB HỌ TRẦN HOÀNG XÁ tại địa chỉ: http://www.phahe.vn/hotran/hotranhoangxa hay http://www.phahe.vn/FamilyTree/Pages/familyHome.aspx?FamilyTreeID=3630
- Nâng cấp khu m t cụ Trần Phúc Chân, cụ Trần Phúc Ân

H
ội đồng Gia tộc kêu gọi mọi thành viên trong họ với tấm lòng thành kính, biết ơn công đức t tiên, nhiệt tình hơn nữa , có trách nhiệm hơn nữa trong vi ệc tham gia các hoạt động của họ, hoàn thành phiếu thông tin thành viên - một phần việc quan trọng trong xây dựng TỘC PHẢ HỌ TRẦN HOÀNG XÁ.
Ngày gi
t đã kết thúc sau bữa liên hoan thân mật vui vẻ

ĐÔI NÉT VỀ DÒNG HỌ ĐỖ ĐẶNG

Nhà thờ họ Đỗ Đặng tại địa chỉ số nhà :    , ngõ 49, thôn Hoàng Xá Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Từ Bến xe ô tô Vân Đình (Cổng Huyện) đi theo hướng Đình làng Hoàng Xá cả thẩy khoảng 350 m là tới.




Khuôn viên toàn bộ khu nhà thờ họ Đỗ Đặng khá rộng bởi nằm trong khuôn viên của gia đình ông trưởng họ đời thứ XII – Cụ Đỗ Đặng Thụ ( thường gọi là cụ Hàn). Cụ có 5 bà con gái nên cháu con ông em được hưởng thừa tự, kế tiếp vai trò trưởng dòng họ Đỗ Đặng.
Do có điều kiện nên cụ Đỗ Đặng Thụ đã kiến thiết một ngôi nhà theo kiểu bái đường phía trước khu nhà thờ tổ, làm tăng lên nhiều sự uy nghiêm của nơi thờ cúng tổ tiên.
Sân trước đủ rộng để con cháu về thắp hương thụ lộc, ngoài ra còn có các khoảng vườn trước, sau. Bên trái còn một ao rộng khoảng một sào bắc bộ.

Theo tộc phả dòng họ Đỗ Đặng thì Hiển Tổ khảo đời thứ nhất là cụ Đặng Nhất Lang -Tự Thực Đạo phủ quân, Cụ mất ngày 25 tháng 2 . Phần mộ tại nằm ở phần ruộng của  làng Bạch Xá. Khi làm đường vào Phủ ( khoảng vào năm 1918 - 1920). Phần mộ không được di dời nên nằm dưới lòng đường vào Phủ. Sau này Họ Đỗ Đặng lập mộ ngay cạnh đường để làm nơi thắp hương khấn vọng. Cụ Đặng Nhất Lang mất sớm, cụ bà tái giá nên ngày mất và mộ cụ tổ bà không truy.
Hiển Tổ khảo đời thứ hai là cụ Đặng Nhất Lang - Tự Đức Thiện phủ quân, mất ngày 02 tháng 10 . Phần mộ tại cánh Miễu có bia đá.

Cụ tổ đời thứ III của dòng họ Đỗ Đặng là : Hiển Tổ Khảo, Đỗ Đặng Công Thụy Phúc  Quảng - Hiệu Huyền Thông tiên sinh,  mất ngày 11 tháng 8 . Phần mộ tại cánh Miễu có bia đá. 
Cụ Tổ bà chính thất  đời thứ III: là Cụ Trần Thị nhị nương,  hiệu Thục Chất  không có con. Cụ mất ngày 05 tháng 7
Phần mộ tại bãi xứ sau chùa thuộc góc ruộng nhà ông Cao Nguyên Mạo, có bia đá.
Cụ Tổ bà thứ thất  đời thứ III: là Cụ Trần Thị tứ nương hiệu Diệu Thịnh nhu nhân sinh được 4 người con ( Hai trai, hai gái ) mất ngày 24 tháng 3 , phần mộ tại bãi xứ sau chùa có bia.
Theo như sổ chép lại dịch từ bản GIA PHẢ nhà trưởng do cụ Đỗ Đặng Lã ghi lại thì : Nguyên họ ta là họ Đặng. Đến đời cụ Phúc Quảng đặt thêm chữ Đỗ là vì cụ Đỗ Phúc Giang nuôi cụ Phúc Quảng coi như con đẻ. Cụ Giang đặt thêm chữ Đỗ làm họ để thờ cúng cụ Thái Bảo Ngọc quận công – Đỗ Tướng Công tự Bỉnh Chung Từ Đường. Sau đó cụ Phúc Quảng để người con thứ 2 là cụ Phúc Tiến suống thờ tự từ đường Bỉnh Chung.

Theo cuốn “ Làng Hoa Đình “ của tác giả Nguyễn Phúc Tăng ghi có đoạn :“ Năm 1694 khi làm đình Hoàng xá, họ Đỗ Đặng chưa có. Theo truyền lại những năm đầu thế kỷ XVIII có một vị họ Đỗ từ Nam Định lên ta. Một người họ Đặng nhận vị đó làm nghĩa phụ. Từ đó làng Hoàng xá có một họ mới -  họ Đỗ Đặng. Họ Đỗ Đặng truyền ngôn cho con cháu rằng : Trai họ phải mang họ kép Đỗ Đặng. Gần 100 năm sau dòng họ Đỗ Đặng trở thành dòng họ lớn nhất làng.”

….Cho đến Cụ tổ đời thứ VI - Hiển Tổ Khảo, Đỗ Đặng Công, húy Ếch Tự Phúc Bồ,  hiệu Đôn hậu phủ quân, - Bản xã thập lý hầu ( Lý trưởng )  Mất ngày 24 tháng 9 . Cụ có 6 người con trong đó 4 con trai lập 4 chi.
Chi GIÁP – Chi trưởng  là cụ - Đỗ Đặng Xuyên
Chi ẤT – Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Duẩn
Chí BÍNH - Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Gián
Chi ĐINH - Đứng đầu là cụ - Đỗ Đặng Thủ

Theo truyền lại có câu “ Đỗ Đặng Ngũ chi niên “ điều này có nghĩa Họ Đỗ còn một chi nữa. Do trước đây các Chi đã không ghi chép nên con cháu phải truy về cội nguồn từ gia phả. Mặc dù đã cố gắng nhưng đại đa số các Chi mới truy ngược đến đời thứ 10, ngoại trừ Chi GIÁP.

( Sơ đồ Tộc phả họ  con trưởng, nhà trưởng, ngành trưởng dòng họ Đỗ Đặng )





Dòng họ Đỗ Đặng hàng năm có hai ngày giỗ Tổ. Ngày 25 tháng 2 là ngày giỗ Hiển Tổ khảo đời thứ I là cụ Đặng Nhất Lang và ngày 24 tháng 9 là ngày giỗ Hiển Tổ khảo đời thứ VI là cụ Đỗ Đặng Công


Thế hệ con cháu dòng họ Đỗ Đặng thôn Hoàng xá mới nhất thuộc đời XV III. Tuy sống và làm việc ở mọi nơi trong nước hay ở nước ngoài nhưng luôn tìm về  nguồn cội. 
Cũng như  những dòng họ khác dòng họ Đỗ Đặng còn rất nhiều việc phải làm. Quê hương, đất nước phồn thịnh chính là nhờ sự phồn thịnh của từng dòng họ.
 
Theo nguồn tin từ trang Họ Đỗ Việt nam tại địa chỉ - http://www.hodovietnam.vn/  có đoạn ghi : “….Cuốn thần phả này được viết từ sau khi Đỗ Tướng Công mất hai năm, tức ngày mùng 8 tháng giêng năm Canh Ngọ, do hai quan đồng liêu của ngài là Lữ Sử Bình và Dương Cát Lợi nhân về viếng mộ Tướng công đã ghi lại công lao của Ngài vào sinh ra tử, nêu cao tấm gương trung nghĩa suốt 36 năm trời phò vua đánh giặc giữ nước, một lòng vì nhân dân.
Tướng công phò suốt ba đời nhà Ngô, trải bao biến cố vẫn giữ một lòng trung hiếu, không màng danh lợi, cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước. Thật là một tấm gương trung hiếu chói lọi cho đời sau noi theo."
Theo Tộc phả họ Đỗ Đặng đời thứ III có đoạn “ ..Cụ Giang đặt thêm chữ Đỗ làm họ để thờ cúng cụ Thái Bảo Ngọc quận công – Đỗ Tướng Công tự Bỉnh Chung Từ Đường. Sau đó cụ Phúc Quảng để người con thứ 2 là cụ Phúc Tiến suống thờ tự từ đường Bỉnh Chung.”
Cho đến hôm nay dòng họ Đỗ Đặng tại thôn Hoàng Xá vẫn chưa tham gia sân chơi của họ Đỗ việt nam, nhưng một ngày không xa việc hội nhập là rất cần.

Nguồn : Đỗ Đặng Biên